Cánh tay robot hỗ trợ cho các bệnh nhân đột quỵ
Những người sống sót sau đột quỵ có thể phục hồi cánh tay bị liệt, nhưng đó là một quá trình diễn ra khá chậm.
Tuy nhiên, với kỹ thuật hiện đại ngày nay, điều này có thể trở nên dễ dàng hơn. Với một cánh tay robot và phần mềm thực tại ảo, người bệnh có thể từng bước trở lại với cuộc sống bình thường và lấy lại được niềm vui trong cuộc đời.
Robot hỗ trợ chuyển động tay của bệnh nhân, và bệnh nhân theo dõi nó trên một màn hình máy tính, sử dụng thông tin phản hồi này để học lại các nhiệm vụ khác nhau.
Bộ não con người gặp trục trặc bất ngờ mà không hề có dấu hiệu cảnh báo nào và chứng đột quỵ hay tai biến mạch máu não có thể giết chết người ta chỉ trong vài giây.
Hơn 750.000 người Mỹ bị đột quỵ mỗi năm. Nếu may mắn sống sót, nhiều người không thể đi bộ hoặc sử dụng cánh tay của họ. Giờ đây, một khám phá và đột phá trong khoa học có thể thay đổi cuộc sống của họ.
Từng bước một, Jerry Smith đang di chuyển gần hơn để cuộc sống của ông trở lại bình thường. Smith là một trong gần năm triệu người sống sót thì đấu tranh để học lại những điều cơ bản nhất.
Thiết bị mới mà Smith đang dùng – có sử dụng tín hiệu âm thanh và hình ảnh, có thể giúp ích rất nhiều cho anh. Với cái tên là Rupert – viết tắt của robot lặp đi lặp lại liệu pháp, nó được thiết kế để giúp bệnh nhân đột quỵ lấy lại năng lượng của chuyển động trong cánh tay của họ.
Nhà cơ sinh học Kế Bình thuộc Đại học Arizona State ở Tempe, bang Arizona, và các đồng nghiệp của ông tại Khoa Cơ liên kết động lực (KMI) đã nghiên cứu chế tạo một cánh tay robot và màn hình thực tại ảo để phục vụ công trình nghiên cứu này.
Tiến sĩ Kế Bình hy vọng Rupert sẽ đem lại thành công trong việc điều trị những người sống sót sau đột quỵ đồng thời giá cả của nó cũng sẽ phải chăng để người bệnh có thể tự sử dụng tại nhà. Trong vòng ba năm tới, Rupert sẽ có mặt tại các gia đình Mỹ./.
Robot hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật
Robot này tên Sofie, do Tiến sĩ Linda van den Bedem – thuộc trường ĐH Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) – chế tạo nhằm khắc phục những nhược điểm của robot phẫu thuật.
Theo Tiến sĩ Linda van den Bedem, robot phẫu thuật có thể vận hành chính xác và thực hiện những hoạt động phức tạp, tuy nhiên chúng có kích thước lớn và khó sử dụng. Ngoài ra, các bác sĩ phẫu thuật cũng không cảm thấy lực vết mổ hoặc sức kéo của mình trên các mũi khâu.
Phục hồi trí nhớ bằng sốc điện
Các nhà khoa học cho biết sốc điện có thể phục hồi trí nhớ cho người bệnh. Theo đó, truyền một lượng điện năng nhỏ vào não có thể giúp phục hồi trí nhớ 11%.
Dụng cụ phẫu thuật thông minh
Trong các ca phẫu thuật khối u, việc loại bỏ hoàn toàn các khối u cũng như tránh tác động vào các tế bào lành là hết sức quan trọng, quyết định sự sống còn của người bệnh.
Chính vì lẽ đó, các kỹ sư y sinh tại Trường Đại học Y Emory, Viện Công nghệ Georgia và Đại học Pennsylvania, Mỹ, đã sáng chế một dụng cụ cầm tay có khả năng giúp bác sĩ xác định rõ ràng vị trí của các khối u ở bệnh nhân khi phẫu thuật.
Thiết bị chống ngủ gục cho tài xế
Tài xế ô tô thường mệt mỏi trong những chuyến xe dài, đặc biệt là vào ban đêm, dễ dẫn đến tai nạn chết người. Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ truyền thông kỹ thuật số Fraunhfer tại Ilmenau (IDMT, Đức) đã phát triển một hệ thống theo dõi chuyển động mắt của người lái xe, cho phép cảnh báo tài xế trước khi họ kịp rơi vào giấc ngủ.
Nhật Bản nghiên cứu hệ thống hướng dẫn phẫu thuật
Các nhà khoa học thuộc Đại học Kochi (Nhật Bản) vừa nghiên cứu hệ thống hướng dẫn phẫu thuật, có thể giám sát các cơ quan như hạch bạch huyết và mạch máu của cơ thể trong suốt quá trình phẫu thuật.
Pin điện thoại sẽ nhỏ bằng hạt muối
Những quả pin lithium mà chúng ta thấy trong điện thoại di động và máy tính xách tay có thể được thu nhỏ bằng hạt muối trong tương lai, song khả năng sản xuất điện của chúng không giảm.
Đột phá trong mổ tim bằng nọc độc bọ cạp
Một loại độc tố trong nọc độc của loài bò cạp có thể giúp tăng tỷ lệ thành công của các cuộc phẫu thuật tạo đường vòng cho các bệnh nhân bị bệnh tim, theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường đại học Leeds (Anh). Loài vật khiến […]
Bắt đầu kỷ nguyên robot thâm nhập y học
Cuối tháng 10/2010 cuộc phẫu thuật đầu tiên được thực hiện hoàn toàn bằng robot đã diễn ra tại Canada. Mở đầu một kỷ nguyên chiếm lĩnh y học của robot. Cuộc phẫu thuật hoàn toàn bằng robot đầu tiên trên thế giới tại Canada. (Ảnh: Cooley-dickinson.org) Hiện nay, thế giới đầu tư vào công […]
Chip giúp người liệt cử động
Các nhà khoa học Anh vừa phát triển một loại chip có khả năng giúp người bị liệt hai chân có thể cử động cơ chân cứng đơ của họ.