Relative Content

Tag Archive for xi măng

Xây nhà kiên cố từ đất sét

Xi măng được sản xuất từ nguyên liệu đất sét, phế thải xây dựng, công nghiệp… So với công nghệ sản xuất xi măng truyền thống, giá thành để sản xuất xi măng vô cơ chỉ bằng 50% và hạn chế đến 80% lượng khí thải.

Đây là kết quả nghiên cứu của thạc sĩ Phạm Tuấn Nhi cùng cộng sự tại Phân viện Địa lý TP HCM.

Từ trước đến nay, đất sét chỉ được dùng làm vật liệu xây dựng: gạch, ngói… hay sản xuất các loại đồ dùng sành sứ khác. Song với công nghệ xi măng pôlime, đất sét không chỉ dừng ở công dụng truyền thống.

Giá thành chỉ từ 600 – 800 đồng một kg

Thạc sĩ Nhi cho biết, đất sét sau khi lấy lên được xử lý độ ẩm còn 15%, tạo thành khối, đem nung ở nhiệt độ 750 độ C. Sau đó, đất được nghiền nhỏ, phối trộn với phế thải xây dựng gạch, gốm, xà bần và phụ gia là trở thành xi măng vô cơ hoàn chỉnh.

Các phụ gia này được lấy từ nước biển (MgCL2), xỉ lò, tro bay…, các chất có ion kim loại mang hóa trị II.

Trong xây dựng, các nhà kỹ thuật không thể sử dụng cát biển, cát nhiễm phèn làm cốt liệu. Bởi vì chúng làm kém cường độ (độ nén, độ kéo) cho bê tông, vữa (hồ) cho xi măng pooc lăng.

Tuy nhiên, những cốt liệu có nhược điểm khi kết hợp với xi măng vô cơ lại không ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do vậy, nó rất thích hợp trong việc xây dựng ở những vùng chua, mặn.

Vật liệu sạch lọc chất bẩn

Một loại vật liệu sạch có thể giúp lọc nước mưa trước khi thấm xuống lòng đất vừa được PGS khoa học kỹ thuật dân dụng và môi trường Naji Khoury (Trường ĐH Temple, Mỹ) sáng chế.

Xi măng chống phóng xạ

Các nhà khoa học gồm Đỗ Quang Minh, Trần Thị Thu Thụy, bộ môn Vật liệu Silicat, trường Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu ảnh hưởng của barite đến khả năng làm việc của xi măng chống phóng xạ.

Xi măng chống phóng xạ

Các nhà khoa học gồm Đỗ Quang Minh, Trần Thị Thu Thụy, bộ môn Vật liệu Silicat, trường Đại học Bách khoa TPHCM đã nghiên cứu ảnh hưởng của barite đến khả năng làm việc của xi măng chống phóng xạ.

Công thức tạo ra loại xi măng mới làm giảm lượng lớn khí CO2

Nhằm giảm lượng khí carbon dioxite (CO2) thải ra môi trường trong quá trình sản xuất xi măng, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Massachusetts (MIT-Mỹ) đã phát triển công thức chế tạo xi măng mới sử dụng hợp lý tỷ lệ giữa các thành phần vật liệu.