Hiệu ứng lượng tử ở kim cương
Các nhà nghiên cứu Viện Physikalisches thuộc trường đại học Stuttgart đã tạo ra được entangled quantum states (tạm dịch: trạng thái rối lượng tử) ở kim cương, nghĩa là cuối cùng cũng có viên kim cương mà con người quan tâm – viên kim cương mà một ngày nào đó có thể ở bên trong một máy tính lượng tử làm việc ở nhiệt độ phòng, một kỳ công cho đến giờ được xem là không thể đối với các vật liệu khác.
Trong khi các nhà vật lý từ lâu miêu tả thế giới nguyên tử bằng cơ học lượng tử thì một trong những tính chất lạ lùng nhất của nó, và tính chất mà không thể miêu tả một cách dễ dàng, cho phép sự nối kết của hai vật thể mà không có bất cứ sự tương tác nào đáng chú ý trong một khoảng cách.
Einstein gọi đây là “tương tác lạ lùng”
Một trong những thí nghiệm ấn tượng nhất dựa trên tính chất rối bất thường này là quantum teleportation (dịch chuyển lượng tử), trong đó các tính chất của một vật thể lượng tử được chuyển sang một vật thể khác ở một vị trí cách xa.
Nhưng hiệu ứng này thì rất nhạy cảm với bất cứ sự nhiễu nào nên các nhà vật lý phải làm việc dưới những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ gần với không độ tuyệt đối để làm “dính nối” các vật thể lượng tử.
Hiệu ứng lượng tử ở kim cương
Các nhà nghiên cứu Viện Physikalisches thuộc trường đại học Stuttgart đã tạo ra được entangled quantum states (tạm dịch: trạng thái rối lượng tử) ở kim cương, nghĩa là cuối cùng cũng có viên kim cương mà con người quan tâm – viên kim cương mà một ngày nào đó có thể ở bên trong một máy tính lượng tử làm việc ở nhiệt độ phòng, một kỳ công cho đến giờ được xem là không thể đối với các vật liệu khác.
Trong khi các nhà vật lý từ lâu miêu tả thế giới nguyên tử bằng cơ học lượng tử thì một trong những tính chất lạ lùng nhất của nó, và tính chất mà không thể miêu tả một cách dễ dàng, cho phép sự nối kết của hai vật thể mà không có bất cứ sự tương tác nào đáng chú ý trong một khoảng cách.
Einstein gọi đây là “tương tác lạ lùng”
Một trong những thí nghiệm ấn tượng nhất dựa trên tính chất rối bất thường này là quantum teleportation (dịch chuyển lượng tử), trong đó các tính chất của một vật thể lượng tử được chuyển sang một vật thể khác ở một vị trí cách xa.
Nhưng hiệu ứng này thì rất nhạy cảm với bất cứ sự nhiễu nào nên các nhà vật lý phải làm việc dưới những điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ gần với không độ tuyệt đối để làm “dính nối” các vật thể lượng tử.
Người tuyết bằng 1/5 sợi tóc
Người tuyết siêu nhỏ chỉ bằng 1/5 độ dầy của một sợi tóc đã được các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm Vật lý quốc gia ở London, Anh tạo nên.
Người tuyết nhỏ nhất thế giới này chỉ có kích thước 0,01mm, bằng 1/5 độ dày của một sợi tóc con người.
Người tuyết được tạo ra từ hai giọt thiếc siêu nhỏ, loại thiếc dùng để gia công thấu kính hiển vi điện tử. Để ghép lại, các nhà khoa học phải sử dụng công nghệ cao nano, thường sử dụng để gắn kết các bộ phận siêu nhỏ. Mắt và nụ cười được tạo ra nhờ chùm ion hội tụ. Mũi được làm từ platinum.
Ánh sáng bẻ cong vật chất
Từ thế kỷ trước, giới khoa học đã phát hiện vật chất có khối lượng lớn có thể bẻ cong ánh sáng. Thế nhưng, gần đây, các nhà khoa học Mỹ lại khám phá ra một điều ngược lại, ánh sáng có thể bẻ cong vật chất.
Trong phòng thí nghiệm tối, các nhà khoa học nối những hạt nano với nhau thành một dải. Dải hạt nano ban đầu là hình dẹt, nhưng khi bị tia sáng chiếu, cuối cùng chúng tạo ra đường cong, hình thành một xoáy ốc.
Tổng hợp hạt nhân bằng cỗ máy méo
Các nhà khoa học Đức đang cố gắng thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân (phản ứng nhiệt hạch, vốn thường xảy ra trên Mặt trời) nhằm tạo ra nguồn năng lượng ổn định.
Nhìn thoáng qua, thiết bị của các nhà khoa học Đức giống như một khối sắt thép rơi từ trên trời xuống với vẻ ngoài méo mó xộc xệch. Thiết kế của nó không có hình dạng thẳng hay đối xứng.
Nhưng thực tế, đó là bộ phận của lò phản ứng Wendelstein 7-X, đặt tại Greifswald, CHLB Đức.
Giữa các thiết bị là những ống kim loại lớn với đường kính 2m. Chúng sẽ được uốn lại và định hình với độ chính xác từng milimet.
Theo giám sát kỹ thuật xây dựng lò Wendelstein 7-X, Lutz Wegener, những chiếc ống kim loại đóng vai trò quyết định trong phản ứng nhiệt hạch tổng hợp hạt nhân.
Mỗi cuộn dây từ sẽ sản sinh ra một từ trường và khi đặt tất cả các cuộn dây từ cùng nhau, chúng sẽ tạo ra một ống từ 3 chiều. Ống từ này sẽ giữ dòng plasma nóng tổng hợp bên trong.
Hàng loạt đồng vị phóng xạ mới phát hiện ở Nhật
Các nhà vật lý Nhật bản, trên tạp chí Physicsworld tháng 7/2010, cho biết bảng liệt kê số hạt nhân đã biết được kéo dài thêm một cách ấn tượng với 45 đồng vị giàu nơtron mới. Các hạt nhân này được tạo thành trong phòng thí nghiệm của RIKEN bằng cách bắn một chùm cực mạnh ion nặng vào những tấm bia Berylium và Chì.
RIKEN là tên viết tắt của Viện Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên, một trung tâm khoa học lớn và nổi tiếng của Nhật Bản, được thành lập từ năm 1917 với 3.000 khoa học gia làm việc ở 7 cơ sở rải rác trên đất nước Mặt Trời mọc. Trong đó, cơ sở chính là Wako nằm ở ngoại ô Tokyo.
Công nghệ biến vỏ trấu thành… gỗ
Ban đầu trấu được loại bỏ mày cám, sau đó “nghiền” ra thành hạt nhỏ bằng phương pháp phân rã bằng nhiệt độ lớn hơn 200o C cùng áp suất.
Những hạt này thậm chí còn nhỏ, mịn hơn hạt xi măng – TS Nguyễn Hữu Hùng – Viện Vật lý cho biết về công nghệ biến phế phẩm nông nghiệp là vỏ trấu thành loại gỗ công nghiệp có thể làm đồ nội và ngoại thất.
Áo carbon chống đạn, phóng xạ
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa tạo ra sợi vải làm từ ống carbon siêu khỏe, siêu dẫn, có thể sử dụng để may quần áo cho các phi hành gia, áo chống đạn và chống phóng xạ.
Phản vật chất quả thật có ý nghĩa
Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN) mới đây đã công bố trên tạp chí Nature thành công của họ trong việc “nhốt giam” phản vật chất khí hydro. Việc này có ý nghĩa lớn lao như thế nào?
Năm 1930, nhà vật lý người Anh Paul Dirac trong khi tìm cách hòa giải các ý tưởng của vật lý lượng tử và thuyết tương đối rộng của Albert Einstein đã tiên định sự hiện hữu của phản vật chất.
Các phương trình của ông cho thấy electron phải có một hạt tương sinh có cùng khối lượng nhưng mang điện tích và moment trái dấu. Hai năm sau đó, Carl Anderson tìm ra bằng chứng thực nghiệm cho phản hạt của Dirac khi nghiên cứu các tia vũ trụ, và ông đặt tên cho nó là positron. Vào những năm 1950, các nhà vật lý đã chế ra được phản proton.
Khi một hạt gặp phản hạt của nó, chúng trung hòa lẫn nhau và biến khối lượng thành năng lượng thuần khiết, như trong phương trình của Albert Einstein E=mc2.
Phản hạt không phải thứ xa lạ chỉ tìm thấy trong truyện viễn tưởng. Positron được sử dụng rộng rãi trong công nghệ chụp X-quang. Và phản proton đã được tạo ra trong các máy gia tốc trong vài thập niên gần đây.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?
Trong những ngày qua, khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” được nhắc đến nhiều trên truyền thông và mạng xã hội. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc “đổi đời” của các doanh nghiệp tại Việt Nam nếu đón được làn sóng này. Vậy cuộc cách mạng này nên được hiểu như thế nào?