Relative Content

Tag Archive for vật liệu

Pin lithium mới an toàn hơn

Sử dụng vật liệu mới, các nhà khoa học làm việc tại ĐH Standford (Anh) vừa chế tạo thành công loại pin lithium có mức độ an toàn cao hơn pin sạc lithium-ion trước đây.

Bí quyết của họ là thay thế các cực điện của pin bằng một loại vật liệu mới. Họ sử dụng hợp chất lithium-sulfur (Li2S) ở cấp độ phân tử nano làm cực dương (anode), và các sợi silicon cấp nano làm cực âm (cathode).

Bằng cách giảm tỷ lệ kim loại (lithium), các nhà khoa học đã giảm thiểu nguy cơ chập cháy thường xảy ra ở pin sạc.

Áo tàng hình sắp thành hiện thực

Các nhà khoa học Đức vừa chế tạo thành công vật liệu có khả năng “bẻ cong” đường đi của tia sáng khiến con người không thể nhìn thấy vật thể trong không gian ba chiều.

Với loại siêu vật liệu có thể giấu mình trước con mắt của người, chúng ta có thể chế ra những đồ vật mà người không nhìn thấy. Và như vậy, ước mơ của các cô cậu bé về những chiếc áo tàng hình như trong truyện cổ tích sẽ không còn là điều viển vông nữa.

BBC cho biết, trong những năm qua giới khoa học đã phát minh một số thiết bị có khả năng “hô biến” vật thể trước cặp mắt con người. Một số thiết bị có khả năng làm chệch hướng đi của ánh sáng từng được chế tạo trước đây. Tuy nhiên, với những thiết bị này thì vật thể chỉ trở nên tàng hình khi người xem nhìn ở một góc nào đó. Nếu nhìn ở góc khác, vật thể sẽ lộ ra.

Ánh sáng bẻ cong vật chất

Từ thế kỷ trước, giới khoa học đã phát hiện vật chất có khối lượng lớn có thể bẻ cong ánh sáng. Thế nhưng, gần đây, các nhà khoa học Mỹ lại khám phá ra một điều ngược lại, ánh sáng có thể bẻ cong vật chất.

Trong phòng thí nghiệm tối, các nhà khoa học nối những hạt nano với nhau thành một dải. Dải hạt nano ban đầu là hình dẹt, nhưng khi bị tia sáng chiếu, cuối cùng chúng tạo ra đường cong, hình thành một xoáy ốc.

Sản xuất siêu vật liệu dựa trên cấu trúc tơ nhện

Ý tưởng sản xuất gạch từ rơm rạ có thể sớm trở thành hiện thực sau khi mới đây các nhà khoa đã phát hiện ra rằng hoàn toàn có thể dựa theo cấu trúc tinh thể của tơ nhện để tạo ra các vật liệu mới. 

Phát minh ra vật liệu siêu dẫn nhỏ nhất thế giới

Ngày 29/3, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Ohio đã tìm ra vật liệu siêu dẫn nhỏ nhất thế giới gồm chuỗi bốn cặp phân tử có độ dài 3,5 nanomét.

Phát minh trên được công bố trên báo điện tử của tập san Công nghệ nano tự nhiên.

Hợp chất siêu dẫn trên được tạo ra bằng cách kết hợp các nguyên tử của một dạng muối hữu cơ (BETS)2-GaCl4 trên bề mặt của bạc sau đó được làm lạnh xuống 10 độ K (âm 263 độ C).

Thông qua máy quét quang phổ, các chuỗi nguyên tử trên có thể được chia thành nhiều độ dài khác nhau.

Tuy nhiên, hạn chế của vật liệu này là tính siêu dẫn sẽ giảm nếu nhiệt độ tăng lên vì vậy các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu các hợp chất thay thế.

Pin mặt trời bằng chất dẻo

Các nhà khoa học thuộc ĐH Princeton, Mỹ vừa phát triển thành công loại chất dẻo truyền dẫn mới nhằm thay thế chất liệu sản xuất pin mặt trời truyền thống với giá thành thấp, điều tưởng như không thể.

Bằng cách giải quyết một số rào cản công nghệ trong việc sản xuất chất dẻo có khả năng cho ánh sáng đi qua được, có thể dát mỏng và sản sinh ra điện, các nhà nghiên cứu đã mở ra cánh cửa rộng hơn trong việc sử dụng các chất liệu trong thiết bị điện.

Điều giúp làm giảm bớt sự ấm lên toàn cầu cũng như quá tải nhu cầu năng lượng, khi mà chất dẻo là một vật liệu thay thế chi phí thấp hơn nhiều so với chất liệu sản xuất các tấm pin mặt trời hiện nay là Indi Tin Oxit (ITO).

Biến áo phông thành áo giáp

Các nhà khoa học tại ĐH Nam Carolina, Mỹ, vừa tìm ra cách biến chiếc áo phông bằng vải cotton thông thường thành áo giáp chống đạn.

Công trình nghiên cứu có sự tham gia của các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc và Thụy Sĩ.

Bí quyết của vật liệu mới là kết hợp cácbon có trong vải cotton và Bo (vật liệu cứng thứ ba trên trái đất). Những chiếc áo phông này rất nhẹ nhưng chắc chắn với Boron Cácbua, vật liệu từng dùng trong lớp vỏ xe tăng.

Tiến sĩ Xiaodong Li, thành viên nhóm nghiên cứu phát biểu: “Nghiên cứu này đã thay đổi khái niệm về những vật liệu siêu nhẹ, siêu mạnh, siêu cứng mà hiệu quả. Nó sẽ mở ra những cơ hội không ngờ tới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt dành cho lĩnh vực an ninh, quân sự.”

Áo cưới tan trong nước

Những cô dâu mặc trang phục cưới tan trong nước sẽ rơi vào tình thế trớ trêu nếu trời đổ mưa trong hôn lễ của họ.

Triển vọng sản xuất các loại áo chống đạn siêu nhẹ

Một nhóm nghiên cứu của Trường đại học South California do tiến sĩ Xiaodong Li đứng đầu đã tạo ra một loại vật liệu có tên là boron carbide, siêu cứng nhưng rất nhẹ. 

Vật liệu này là sự kết hợp giữa nguyên tố carbon (C) với nguyên tố boron (Bo).

Kết quả nghiên cứu này có thể mở ra triển vọng sản xuất các loại áo chống đạn siêu nhẹ dành cho cảnh sát và binh lính.

Các loại vật liệu hiện nay dùng để làm áo giáp thường rất nặng nên người mặc khó cử động. Thực tế boron carbide đã được sử dụng để chế tạo vỏ xe tăng.

Xiaodong Li cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã tìm cách làm tăng mức độ linh hoạt và giảm trọng lượng của carbon carbide nhờ phương pháp kết hợp hoàn toàn mới với sợi bông.

Boron là nguyên tố có độ cứng lớn thứ ba trên Trái Đất, chỉ sau kim cương và một dạng vật liệu khác cũng được chế tạo từ boron. Trong khi đó sợi bông lại mềm, thoáng và rẻ tiền.

Các nhà nghiên cứu dùng những dải vải nhỏ rồi ngâm vào dung dịch boron trong khoảng một giờ. Khoảng một giờ sau, các nhà nghiên cứu lấy vải ra khỏi dung dịch rồi đưa vào môi trường có nhiệt độ hơn 1.000 độ C trong một giờ nữa.

Môi trường nhiệt độ cao làm cho carbon và boron kết hợp với nhau để tạo thành boron carbide ngay trong những dải vải đó.

Chất liệu này nhẹ hơn, dai hơn, cứng hơn và linh hoạt hơn so với chất liệu ban dầu.

Ngoài khả năng chống đạn, loại vật liệu mới này còn có thể ngăn chặn tia tử ngoại từ Mặt Trời, chất phóng xạ.

Thậm chí, nó có thể được dùng làm vỏ máy bay, vỏ ôtô và các loại động cơ của phương tiện vận chuyển, bởi vì trọng lượng càng giảm thì phương tiện càng sử dụng ít nhiên liệu và dễ di chuyển hơn./.