Relative Content

Tag Archive for vân tay

Làm “hiện hình” dấu vân tay đã bị xóa

Một kỹ thuật mới cho phép lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào. Thành tựu này do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) công bố. 

Ứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học pháp lý có thể lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù nó đã bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) vừa công bố một bước tiến lớn trong kỹ thuật lấy dấu vân tay. Họ hy vọng kỹ thuật mới này sẽ giúp khai thông những vụ án bị bế tắc vì thiếu chứng cứ khoa học.

Các chuyên gia đã nghiên cứu về sự ăn mòn kim loại của dấu tay. Qua đó, họ đã tìm cách tái hiện dấu tay được để lại trên các bề mặt kim loại như súng, băng đạn, viên đạn… Điểm then chốt trong kỹ thuật “hiện hình” dấu tay là dùng điện tích tác động vào bề mặt mà trước đó đã được phủ một lớp bột mịn chuyên dụng, tương tự như loại bột dùng trong máy photocopy.

Tiến sĩ John Bond, Giám đốc Bộ phận hỗ trợ khoa học của Sở Cảnh sát Northamptonshire, giải thích: “Ngay cả khi dấu tay đã bị xóa xạch, thì trước đó nó đã để lại một vết ăn mòn nhẹ trên bề mặt kim loại, và vết ăn mòn đó sẽ hút lấy lớp bột khi có sự tác động của điện tích. Kết quả là dấu tay sẽ được tái hiện”.

Làm “hiện hình” dấu vân tay đã bị xóa

Một kỹ thuật mới cho phép lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào. Thành tựu này do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) công bố. 

Ứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học pháp lý có thể lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù nó đã bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) vừa công bố một bước tiến lớn trong kỹ thuật lấy dấu vân tay. Họ hy vọng kỹ thuật mới này sẽ giúp khai thông những vụ án bị bế tắc vì thiếu chứng cứ khoa học.

Các chuyên gia đã nghiên cứu về sự ăn mòn kim loại của dấu tay. Qua đó, họ đã tìm cách tái hiện dấu tay được để lại trên các bề mặt kim loại như súng, băng đạn, viên đạn… Điểm then chốt trong kỹ thuật “hiện hình” dấu tay là dùng điện tích tác động vào bề mặt mà trước đó đã được phủ một lớp bột mịn chuyên dụng, tương tự như loại bột dùng trong máy photocopy.

Tiến sĩ John Bond, Giám đốc Bộ phận hỗ trợ khoa học của Sở Cảnh sát Northamptonshire, giải thích: “Ngay cả khi dấu tay đã bị xóa xạch, thì trước đó nó đã để lại một vết ăn mòn nhẹ trên bề mặt kim loại, và vết ăn mòn đó sẽ hút lấy lớp bột khi có sự tác động của điện tích. Kết quả là dấu tay sẽ được tái hiện”.

Lòng bàn tay “đáng tin cậy” hơn ngón tay

Để mở cửa nhà, đăng nhập vào máy tính, rút tiền bằng thẻ ATM, thay vì sử dụng chìa khóa, mật mã, mã PIN, bạn chỉ việc đặt lòng bàn tay phía trên chiếc máy hình khối nhỏ, màu đen là có thể an tâm mọi thông tin cá nhân sẽ được bảo mật tuyệt đối. Máy PalmSecure, do tập đoàn Fujitsu của Nhật chế tạo, mở ra kỷ nguyên mới cho công nghệ nhận dạng sinh trắc học.

PalmSecure dựa vào hệ thống mạch máu chằng chịt trong lòng bàn tay, thay vì dấu vân tay, để nhận biết chính xác từng người. Công nghệ sử dụng bước sóng ánh sáng cận hồng ngoại để quét cấu trúc mạch máu dưới da – giống như dấu vân tay sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời trừ trường hợp bệnh tật hoặc thương tích. Mặc dù khá mới mẻ, nhưng PalmSecure được đánh giá “cao cơ” hơn nhiều so với công nghệ nhận dạng dấu vân tay, tròng mắt, khuôn mặt (gọi chung là công nghệ sinh trắc học)… đang được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch cần bảo mật.

Phát hiện thuốc nổ và ma túy từ… vân tay

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định cảnh sát có thể phát hiện dấu vết của heroin, cocaine, cần sa và thậm chí thuốc nổ trên một dấu vân tay.

Một nhóm chuyên gia tại Đại học Purdue, West Lafayette, bang Indiana, Mỹ đã sử dụng một kỹ thuật có tên DESI (desorption electrospray ionization), theo đó người ta phun một hợp chất hóa học hòa tan lên bề mặt dấu vân tay rồi phân tích các giọt dung dịch nằm rải rác trên dấu vân bằng phương pháp quang phổ học.

Theo giáo sư Graham Cooks, trưởng nhóm nghiên cứu, kỹ thuật này cung cấp “một hình ảnh về mặt hóa chất” của vân tay với độ phân giải cao hơn những kỹ thuật khác, đồng thời có khả năng phân tích một lượng vật chất có khối lượng khoảng một phần tỷ gram.

Xác định danh tính của một người nhờ vào đôi tai

Các nhân viên an ninh ở sân bay có thể thay thế cách xác định danh tính của một người nhờ vân tay hoặc màu mắt bằng cách nhìn vào hình dạng của đôi tai của người đó. Ảnh mang tính minh họa. (Nguồn internet) Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tai của […]

Phát hiện sử dụng ma túy qua vân tay

Để biết được một người có đang ở trạng thái “phê” ma tuý hay không, người ta phải thử nước tiểu. Tuy nhiên những phát minh mới lại có thể dễ dàng phát hiện điều này chỉ nhờ vân tay.

Khóa mở bằng vân tay

Đây là loại khóa dùng vân tay thay cho chìa khóa mỗi khi mở cửa, khóa vân tay có dung lượng từ 100-300 vân tay (đăng ký). Với loại khóa này, nếu không có vân tay của người đăng ký sẽ không thể nào mở được cửa.

Công nghệ của năm 2015: Cảm biến vân tay

Cảm biến vân tay trên điện thoại lần đầu gây được sự chú ý mạnh mẽ là vào năm 2013, khi mà Apple đưa nó lên iPhone 5s. Kể từ đó thì công nghệ này đã trở thành một thứ thiết yếu, cho đến năm 2015 thì nó được xem như một “tính năng” không thể không có trên các smartphone cao cấp. Và không có gì quá khó hiểu nếu như chúng ta nói rằng nhận dạng vân tay trên smartphone chính là công nghệ của năm 2015 – một năm thực sự bùng nổ của công nghệ đầy tính thiết thực và tiện dụng này.