Relative Content

Tag Archive for trực thăng

Hai UFO trong trận bão bụi tại Mỹ

Hai vật thể lạ giống như hai chiếc đĩa bay được chiếc trực thăng của hãng CNN ghi lại trong trận bão bụi như ‘ngày tận thế’ vừa qua ở Mỹ.

Trực thăng tí hon có khả năng tự học

Chỉ cần bỏ ra 4.000 USD, khách hàng có thể sở hữu một chiếc máy bay được trang bị hệ thống trí thông minh nhân tạo. Nó có thể thực hiện vô số động tác phức tạp mà không cần tới sự can thiệp của con người.

Ngày 15/9, mẫu trực thăng thông minh đầu tiên đã tự cất cánh trong khuôn viên Đại học Stanford (Mỹ). Với độ dài thân 1,2 m, chiếc máy bay thực hiện các động tác vọt lên trên, xoay tròn, nghiêng cánh, ngừng bay đột ngột rồi đổi hướng, bổ nhào, bay theo đường xoáy trôn ốc.

Trực thăng tí hon được trang bị một hệ thống trí thông minh nhân tạo do các chuyên gia máy tính của Đại học Stanford phát triển. Nhờ hệ thống này, nó có thể tự học cách bay bằng cách theo dõi màn biểu diễn của những trực thăng có người lái. Trực thăng còn có một thiết bị định vị toàn cầu hoặc 2 camera đặt dưới đất để xác định vị trí của nó. 

“Trực thăng” dưới lòng biển

Các chuyên gia Mỹ vừa vận hành thử nghiệm một loại tàu ngầm mới có thể “bay lượn” dưới nước giống như trực thăng ở trên không.

Chín loại trực thăng đi vào lịch sử

Apache, Black Hawk, Hind… là những loại trực thăng đã ghi dấu trong lịch sử quân đội Mỹ và Liên Xô cũ.

– Ah-64d Apache Longbow

Hãng sản xuất: Boeing.
Loại: trực thăng chiến đấu.
Động cơ: hai tua bin điện Turboshafts T700-Ge-701c.
Hoả lực chính: một khẩu pháo tự động 30mm, 16 tên lửa chống tăng Hellfire, một hỏa tiễn không đối không loại 76 viên cỡ 70 mm.
Vận tốc bay tối đa: 165 dặm một giờ. 

Trực thăng nhỏ nhất thế giới

Công ty Prox Dynamics, Na Uy vừa chế tạo thành công máy bay trực thăng không người lái nhỏ nhất thế giới có kích cỡ bằng bao thuốc lá và nặng 15g.

Chiếc máy bay có tên PD – 100 Black Hornet, nguyên mẫu thứ năm của nó được gọi là Hornet-3a vừa hoàn thành cuộc kiểm tra bay ngoài trời ngày 21/4 vừa qua.

Nhà sản xuất tuyên bố, “Rất hài lòng về công nghệ của PD – 100 Black Hornet”. Với trọng lượng và kích thước siêu nhỏ, Hornet có thể được mang theo trong túi của và chỉ mất vài giây cho quá trình khởi động. Chiếc trực thăng được đánh giá sẽ rất hữu dụng ở các địa hình khó tiếp cận (như trận địa đối phương hay trong các toà nhà) và trong các môi trường đặc biệt (như bị ô nhiễm). 

MI-28N, ‘Thợ săn đêm’ của không quân Nga

MI-28N, mẫu trực thăng tiên tiến nhất của không quân Nga, được trang bị những trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất để có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.

Trực thăng tiến công Mi-28 do Nhà máy sản xuất trực thăng mang tên M.L. Mil tại Moskva phát triển trên cơ sở trực thăng vận tải-tiến công nổi tiếng thế giới Mi-24 “Cá sấu” (Mỹ và NATO gọi là Hind) và dùng để thay thế Mi-24, làm nhiệm vụ chống tăng-thiết giáp và chi viện hoả lực cho lục quân. Mi-28 được NATO đặt biệt danh là Havoc “Kẻ tàn phá”.

Năm 1996, trên cơ sở Mi-28, Nhà máy Mil bắt đầu nghiên cứu và chế tạo biến thể có khả năng tác chiến ngày và đêm Mi-28N có biệt danh “Nochnoi Okhotnik”, tức “Thợ săn đêm” (NATO gọi là Night Havoc – Kẻ tàn phá ban đêm). Mi-28N là loại trực thăng có giá thành rẻ hơn các trực thăng cùng loại của nước ngoài và có chi phí khai thác thấp.

Trực thăng tiến công Mi-28N có thể thực hiện các nhiệm vụ: tìm diệt xe tăng-thiết giáp, sinh lực của đối phương; tiêu diệt các mục tiêu kiên cố và mục tiêu diện; rải mìn; tìm diệt tàu xuồng; tác chiến với máy bay bay nhanh và bay ở độ cao nhỏ của đối phương; tiêu diệt mục tiêu bay chậm cả ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Chiếc MI-28N đầu tiên được xuất xưởng vào năm 2004 và được không quân Nga thử nghiệm kể từ tháng 6/2005. Ngay sau những thử nghiệm đầu tiên, Không quân Nga đã lập kế hoạch trang bị khoảng 60 chiếc MI-28N và kể từ đó phiên bản này được đặt biệt danh là Night Hunter, “Thợ săn đêm”.

Tháng 5/2006, lô MI-28N đầu tiên được bàn giao cho Không quân Nga và tháng 9/2006, lực lượng này chính thức thử nghiệm trước khi bàn giao cho các đơn vị chiến đấu. 

Công nghệ trực thăng của tương lai

Cuộc cách mạng trong ngành chế tạo trực thăng đang hứa hẹn cho ra đời các trực thăng siêu tốc, trực thăng không người lái và trực thăng siêu an toàn.

Trực thăng siêu tốc là yếu tố then chốt sẽ làm nên cuộc cách mạng. Các cường quốc trực thăng Mỹ, Nga và châu Âu đều đang rất chú trọng đầu tư cho các dự án chế tạo trực thăng siêu tốc có khả năng vượt qua giới hạn tốc độ 350 km mỗi giờ hiện nay.

Người tiên phong X2

Hãng chế tạo trực thăng hàng đầu thế giới Sikorsky Aircraft của Mỹ đi tiên phong trong lĩnh vực này. Tháng 6/2005, họ đề xuất dự án phát triển một tổ hợp các công nghệ gọi là X2 TECHNOLOGY để chế tạo trực thăng siêu tốc. Các công nghệ của X2 có thể mang lại cho trực thăng những khả năng mới chưa từng có, không chỉ tăng gấp đôi tốc độ, còn cải thiện các tính năng bay khác như bay cao, khả năng cơ động và tiếng ồn nhỏ.

Trực thăng tí hon đa dụng

Các nhà sáng chế người Đức vừa thử nghiệm thành công máy bay lên thẳng 6 cánh MK-HexaKopter gắn camera và mang được vật nặng khoảng 1kg.

MK-HexaKopter nặng 1,2 kg, có tầm hoạt động 500m và có thể bay liên tục trong vòng 30 phút. Chip định vị GPS giúp máy bay có thể quay trở về nơi xuất phát một cách chính xác như một chiếc boomerang.

Máy bay có gắn 1 camera ghi hình giúp người sử dụng quan sát khoảng không gian rộng lớn từ trên cao, thông qua màn hình gắn trên điều khiển từ xa.

Lộ diện trực thăng không người lái của Nga

Tại triển lãm phương tiện bay không người lái và diễn đàn quốc tế lần thứ tư nằm trong diễn đàn công nghệ kỹ thuật quốc tế 2010 diễn ra ở Zhukovsky, Nga, công ty cổ phần Russian Helicopter trưng bày, giới thiệu hai mẫu trực thăng không người lái Korshun và Ka – 135.

Hai mẫu thiết kế theo chương trình phát triển phương tiện bay không người lái cất hạ cánh thẳng đứng của Nga hoạt động trên diện rộng với ba loại: tầm xa (trên 400 km), tầm trung (dưới 400 km) và tầm ngắn (100 km).

Trong hai mẫu, Korshun thuộc loại trực thăng không người lái tầm trung có trọng lượng 500 kg, tải trọng 150 kg, tầm hoạt động 300 km và tốc độ tối đa 170 km/h. Ka – 135 là trực thăng không người lái sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục dùng động cơ pít tông. Trọng lượng của Ka – 135 là 300 kg, tải trọng 100 kg, tầm hoạt động 100 kg và tốc độ tối đa đạt 170 km/h.

Korshun và Ka – 135 được mong đợi là dùng cho nhiệm vụ giám sát môi trường, tuần tra bảo vệ an ninh trên không, nghiên cứu sinh thái, công tác khí tượng, hỗ trợ thông tin liên lạc trong khu vực gặp khó khăn.