Những sáng chế quân sự lý thú nhất năm 2009
2009 là một năm “bội thu” trong lĩnh vực khoa học-quân sự. Vô vàn các sáng chế và cải tiến trong lĩnh vực quân sự đã xuất hiện, đặc biệt là tại Mỹ.
Các nhà khoa học ở những viện nghiên cứu độc lập và viện khoa học quân sự cũng như những nhà sáng chế dân sự đều lao vào “cuộc đua”.
Theo mạng Lenta.ru, dưới đây là 9 sáng chế lý thú nhất của năm 2009. Tuy nhiên, thật khó để nói chính xác thời điểm chúng được ứng dụng vào thực tế.
1. Xuồng máy chống cướp biển
Cuộc chiến chống cướp biển năm 2009 gần như là chủ đề chính trên toàn thế giới.
Hầu như cường quốc nào trên thế giới cũng dùng kỹ thuật quân sự để hộ tống tàu buôn, tiến hành cứu trợ.
Các tiểu Vương quốc Ảrập thống nhất đề xuất phưong án chống cướp biển độc đáo – một xuồng máy rôbốt trang bị vũ khí không sát thương.
Xuồng máy được điều khiển qua vô tuyến này là sản phẩm của công ty Al Markeb thuộc các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất.
Nó được trang bị các camera quan sát siêu nhạy, hệ thống quét mìn, súng phun nước-bắn bột ớt, pháo âm học và lade gây mù mắt có thể đánh lạc hướng đối thủ.
Xuồng máy này có thể không cần thủy thủ đoàn, dài 7m, rộng 2,8m. Tùy theo ý thích của khách hàng, xuồng có thể kéo dài tới 11m nếu cần lắp thêm thiết bị.
Điều lý thú là động cơ điện của xuồng cho phép đi tuần trong gần 2 tháng mà không cần nạp điện. Động cơ điện này được khởi động bằng một mát phát công suất 5,5 KW.
Công ty Al Markeb đòi từ 850.000 đến 10 triệu USD cho sáng chế của mình. Giá cả tùy thuộc vào trang bị của xuồng.
2. Lớp bọc thép thông minh
Trung tâm nghiên cứu xe bọc thép Mỹ-Tardec quyết định không dính líu tới bọn cướp biển, nhất là lúc Mỹ còn đang tiến hành các chiến dịch quân sự ở Iraq, Afghanistan và Pakistan.
Các nhà khoa học ở trung tâm trên quyết định giảm số lính thương vong ở nước ngoài. Lớp bọc thép thông minh dùng cho xe bọc thép giúp đạt được mục tiêu đó.
Lớp bọc thép mới với thành phần là các bộ cảm biến áp điện có thể xác định mức độ tổn thương ngay tại trận. Nó thậm chí còn có thể xác định loại vũ khí và vị trí dự đoán của loại vũ khí đã khai hỏa vào xe bọc thép.
Ngoài ra, thiết bị đặt trên xe có thể theo dõi trạg thái lớp bọc thép để người lính không phải kiểm tra kỹ thuật trước và sau trận chiến.
Dự kiến, hệ thống mới sẽ tự động chẩn đoán lớp bọc thép mỗi lần người lái mồi lửa. Thông tin về những hỏng hóc được tự động chuyển tới màn hình trong xe.
Để xác định mức độ tổn hại, trung tâm Tardec còn lập hệ thống chỉ định màu. Theo đó, màu xanh lá cây có nghĩa là lớp bọc thép còn tốt, màu đen-rạn nứt, còn màu đỏ biểu hiện cho những tổn hại vũ khí gây ra.
3. Zombie hóa
Hãng Dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Mỹ DARPA đã quyết định chống những tổn thất trên chiến trường theo kiểu khác.
Hãng đã chi cho Viện nghiên cứu tiền lâm sàng Texas TIPS 9,9 triệu USD để nghiên cứu những phương pháp có thể kéo dài thời kỳ sống cho người lính bị thương và mất nhiều máu.
Một trong những phương án giải quyết nhiệm vụ này là khả năng ngừng tạm thời các chức năng sống và biến ngưòi lính thành zombie.
Theo thống kê, phần lớn lính hy sinh ngoài chiến trường là do mất nhiều máu.
Các bác sỹ quân y cho rằng trong vòng một giờ sau khi mất máu, cơ hội sống sót của người lính rất thấp nếu không được băng bó lành nghề.
Trong khi đó, khi chiến sự diễn ra mất rất nhiều thời gian để sơ tán, phân loại và cấp cứu thương binh.
Các nhà nghiên cứu của TIPS còn phải bào chế loại thuốc cho phép kéo dài thời hạn có thể cứu mạng người lính.
Dự kiến, loại thuốc này sẽ được tiến hành những thí nghiệm đầu tiên trên lợn vì hệ tim mạch của lợn giống của người.
Các nhà khoa học coi một trong những phương pháp để giải quyết niệm vụ đó là “ngủ đông”, giống như trạng thái ngủ đông của động vật hay trạng thái chết lâm sàng nhân tạo.
4. Kính đặc biệt ARMAR