Máy tính sẽ tiếp quản loài người một khi chúng học được cách yêu
Nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ Ray Kurzweil, người luôn có những dự đoán về công nghệ tương lai rất chuẩn xác, đã dự đoán máy tính sẽ bằng, hoặc có thể vượt qua trí tuệ con người vào năm 2029.
Biết đọc và làm toán khi chưa được 3 tuổi
Cậu bé có tên Ben tại Anh biết đọc khi mới lên 2 và nửa năm sau, cậu đã có thể làm phép cộng và phân biệt các số hàng trăm nghìn.
Biết đọc và làm toán khi chưa được 3 tuổi
Cậu bé có tên Ben tại Anh biết đọc khi mới lên 2 và nửa năm sau, cậu đã có thể làm phép cộng và phân biệt các số hàng trăm nghìn.
Chân máy thông minh của Honda
Honda, nhà sản xuất xe gắn máy lớn nhất thế giới, vừa cho ra mắt một thiết bị hỗ trợ đi lại điều khiển bằng máy tính dành cho người già và công nhân.
Sẽ có camera thông minh phát hiện kẻ ác
Hệ thống an ninh có khả năng phát hiện những tên tội phạm trước khi chúng ra tay có thể xuất hiện trong vòng 5 năm nữa.
Sẽ có camera thông minh phát hiện kẻ ác
Hệ thống an ninh có khả năng phát hiện những tên tội phạm trước khi chúng ra tay có thể xuất hiện trong vòng 5 năm nữa.
Ngôi nhà thông minh điều khiển bằng ý nghĩ
Đưa tay bật đèn, điều khiển TV, lấy chìa khoá mở cửa… tất cả những việc đó sẽ trở thành quá khứ khi công nghệ giao diện máy tính-não (brain-computer interface, viết tắt BCI) đang thử nghiệm tại châu Âu cho phép người tiêu dùng thực hiện mọi việc hoàn toàn nhờ vào sự suy nghĩ.
Công nghệ này đã được trình diễn tại CeBIT ở Hannover vào tháng Ba cung cấp một phương cách mới để điều khiển các thiết bị điện tử kết nối với nhau chỉ thông qua sự suy nghĩ trong đầu óc của “chủ nhà”. Công nghệ ấy là cơ sở để thiết kế các ngôi nhà thông minh trong tương lai, giúp những người tàn tật chủ động trong cuộc sống của mình.
“Công nghệ BCI giúp ta bật đèn, chuyển kênh chiếc vô tuyến, mở đóng cửa bằng một động tác cực kỳ đơn giản: chỉ cần nghĩ về điều mình cần làm là đủ”. Ông Christoph Guger, Tổng giám đốc điều hành của Công ty kỹ thuật y khoa G.tec giải thích.
G.tec quy tụ một nhóm chuyên gia các trường ĐH và các Viện nghiên cứu thiết kế một ngôi nhà thông minh, với tư cách là một bộ phận của dự án Presenccia do EU tài trợ, nhằm liên kết công nghệ BCI của các nước thành viên EU thành một mạng thống nhất. Mục tiêu của G.tec – cũng là mục tiêu của mạng liên kết này – là một ngôi nhà với đầy đủ các chức năng đã được tạo ra trong hiên thực ảo. Nó gồm nhà bếp, phòng tắm, các phòng ngủ… cũng như mọi tiện nghi khác như bất cứ một ngôi nhà bình thường nào.
Các thiết bị ghi điện não đồ được dùng để kiểm tra hoạt động điện trong não của người sử dụng thông qua rất nhiều điện cực gắn trên chiếc mũ đội đầu. Sau một thời gian huấn luyện, hệ thống này đã nhận diện được những sơ đồ đặc trưng của hoạt động thần kinh hình thành khi họ nghĩ đên một hành động cụ thể nào đó và tiếp đó, hành động sẽ được thực hiện. Người ngoài có thể theo dõi thông qua hiện tượng này từ các tín hiệu nhấp nháy của ánh sáng hoặc sóng vô tuyến.
Giải phóng khả năng cho những người tàn tật
Hiện tượng dịch chuyển và điều khiển các đồ vật hoàn toàn dựa vào dòng điện của sự suy nghĩ đã tạo ra cho những người tàn tật các khả năng mới và khả năng đang được giải phóng. Nó giúp cho những người liệt (hoặc bị cụt) cả tứ chi sử dụng được các chi giả một cách chủ động, cho phép những người mà cuộc sống gắn liền với chiếc xe lăn có thể đi lại trong hiện thực ảo và điều này đã được chứng minh trong một cuộc trình diễn của các nhà nghiên cứu Presenccia.
Mel Slater, điều phối viên của dự án Presenccia cho biết “Môi trường mạng (ảo) có thể được sử dụng để huấn luyện cho những người tàn tật điều khiển chiếc xe lăn thông qua giao diện giữa bộ não và máy tính. Học trong hiện thực ảo sẽ an toàn hơn là học trong thế giới thực, vì trong thế giới thực những sai lầm có thể gây ra các tai nạn, để lại hậu quả trên cơ thể”.
Nhà vệ sinh thông minh
Công ty Toto ở Nhật đã chế tạo nhà vệ sinh thông minh, được xem là nhà vệ sinh công nghệ hiện đại nhất hiện nay vì nó như phòng thí nghiệm y học nhỏ xíu.
Robot Việt ngày càng thông minh
Robot hoa, leo địa hình điều khiển bằng 3G, robot nhận diện chữ viết, phát âm hay robot chim… là sáng tạo độc đáo của sinh viên toàn quốc hội tụ trong triển lãm Tech-show 2011, bên lề Vòng chung kết Robocon 2011 tại Đà Nẵng.