Relative Content

Tag Archive for Thiết bị cảm ứng

Kỳ lạ con phố ô tô, xe máy bỗng không mở được khóa thông minh, nhiều người phải hì hục đẩy xe ở Hà Nội

Theo ghi nhận của phóng viên, một đoạn đường ở ngã 3 phố Vọng giao Nguyễn An Ninh, (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nhiều thiết bị điện tử như cửa cuốn, xe máy, ô tô điều khiển bằng cảm ứng… đều không thể hoạt động, gây bất tiện, phiền toái cho người dân.

Thế hệ thiết bị cảm ứng mới

Một loài cá mù đã phát triển một kỹ năng cảm nhận chuyển động đặc biệt, có thể là tiền đề cho thế hệ thiết bị cảm ứng mới hoạt động tốt hơn thiết bị cảm ứng siêu âm.

Mặc dù loài cá Astyanax fasciatus không nhìn thấy gì, chúng cảm nhận môi trường và chuyển động của nước xung quanh chúng với những sợi lông chứa chất đặc quánh tiết ra từ cơ thể. Khả năng dò tìm những vật thể dưới nước và định hướng trong môi trường không có ánh sáng của chúng đã tạo cảm hứng cho một nhóm các nhà khoa học bắt chước cấu trúc lông của loài cá sống trong hàng này.

Trong khi loài cá sử dụng lông để dò tìm vật cản, tránh loài săn mồi, và xác định vị trí săn mồi, các nhà nghiên cứu tin rằng thiết bị cảm ứng họ đang phát triển có thể có nhiều ứng dụng dưới nước, ví dụ như an ninh cảng, giám sát, cảnh báo sóng thần, định hướng dưới nước tự động, và nghiên cứu biển.

Vladimir Tsukruk, giáo sư tịa Trường khoa học và kỹ thuật vật liệu tại Đại học công nghệ Georgia, cho biết: “Những tế bào lông này giống như nhũng thiết bị cảm ứng rất nhạy, giống như thiết bị chúng ta sử dụng để cân bằng và nghe trong tại người. Sự trệch hướng hoặc độ lệch của sợi lông chứa chất đặc quánh đo thông tin quan trọng. Những sợi lông này hiệu quả hơn thiết bị cảm ứng sóng siêu âm cần rất nhiều không gian, gửi đi những sóng âm mạnh có thể có hại cho môi trường”.

Trong bài diễn thuyết tại cuộc họp của Hiệp hội vật lý Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu từ Georgia Tech đã mô tả thiết bị cảm ứng chuyển động của họ bắt chước loài cá mù sống trong hang. Nghiên cứu do Cơ quan nghiên cứu phòng vệ (DARPA) tài trợ.

Tsukruk và nghiên cứu sinh Michael McConney và Kyle Anderson thực hiện những thí nghiệm sơ bộ với một tế bào cảm ứng nhân tạo chế tạo từ SU-8, một polymer gốc epoxy thông thường có khả năng đông đặc, dựa trên công nghệ vi chế tạo CMOS thông thường. Họ nhận thấy rằng tế bào nhân tạo này không có khả năng dò tìm những do động thủy động lực một cách nhạy bén và ở khoảng cách xa. Tế bào tóc nhân tạo cần vỏ đặc quánh – gọi là cupula – để vượt qua những thách thức này.

Tsukruk, người nắm giữ vị trí quan trọng trong Trường Ký thuật Polyme, sợi và dệt thuộc Đại học công nghệ Georgia, cho biết: “Sau khi bao phủ tế bào tóc với cupula tổng hợp, thiết bị vi cảm ứng có khả năng dò tìm tốt hơn cả loài cá mù. Loài cá có thể nhạn biết những dòng chảy chậm hơn 100 micromet một giây, nhưng hệ thống của chúng tôi có thể nhận biết dòng chảy vài micromet một giây. Thêm vào cupula cho phép chúng tôi dò tìm lượng dao động nhỏ hơn và mở rộng phạm vi thủy động lực”.

Đồng hồ biết dự báo nguy hiểm sắp xảy ra

Các nhà khoa học đã phát triển thành công bước đầu loại thiết bị cảm ứng giống chiếc đồng hồ đeo tay hoạt động như máy đo điện não đồ (EEG), có thể dự đoán chính xác cơn co giật hay động kinh sắp xảy đến.

Tạo màn hình duy nhất từ nhiều thiết bị cảm ứng

Các nhà khoa học thuộc trường đại học công nghệ Tokyo vừa giới thiệu công nghệ mới cho phép tạo ra một màn hình duy nhất từ nhiều thiết bị cảm ứng, chẳng hạn như từ điện thoại thông minh và máy tính bảng.