Relative Content

Tag Archive for thiết bị

Máy “ngửi” nhanh hơn, chính xác hơn

Các nhà khoa học Mỹ hôm 12/6 cho biết đã thử nghiệm thành công một thiết bị dò tìm mới, có khả năng phát hiện cùng lúc nhiều tác nhân nguy hiểm khác nhau, với độ nhạy rất cao và tỉ lệ báo động sai rất thấp. 

Các chuyên gia thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (LLNL) của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ vừa hoàn thiện một sáng chế tên là “hệ thống phun hạt đơn – đo khối phổ” (Single-Particle Aerosol Mass Spectrometry – SPAMS). Thiết bị này không chỉ “ngửi” được ma túy hay chất nổ mà còn nhận diện được những tác nhân sinh học, hóa học và hạt nhân nguy hiểm.

Tiến sĩ George Farquar, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết SPAMS có khả năng phát hiện một lượng vật chất rất nhỏ, chẳng hạn như một hạt có kích thước bằng hạt bụi, chỉ nặng 1 phần ngàn tỷ gram, dính trên quần áo hay hành lý của một cá nhân. Ông nhấn mạnh: “Điều này rất quan trọng vì khi một người nào đó tiếp xúc với chất nổ hay tác nhân hóa học thì rất có thể có chút ít chất đó dính vào người họ”.

Tiến sĩ Matthias Frank phát biểu: “Chúng tôi tin rằng SPAMS là công cụ dò tìm duy nhất có thể cùng lúc phát hiện nhiều mối đe dọa khác nhau và phát đi tín hiệu báo động rất nhanh”.

Thiết bị giúp lái xe lăn bằng lưỡi

Một thiết bị mới sử dụng nam châm nhỏ xíu có thể giúp người tàn tật tái xe lăn hoặc bật máy tính chỉ bằng cách dùng đầu chót lưỡi, các nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố.

Nam châm này, có kích cỡ bằng hạt gạo, cho phép mọi người định hướng chuyển động của một con trỏ trên màn hình máy tính hoặc một chiếc xe lăn chạy điện trong phòng. Nó dễ dàng được cấy vào dưới lưỡi.

“Chúng tôi chọn lưỡi để vận hành hệ thống này, bởi khác với tay và chân, được não kiểm soát thông qua tủy sống, lưỡi được não điều khiển trực tiếp bằng một dây thần kinh sọ, thông thường là không bị hư hại trong các chấn thương cột sống nặng hoặc các bệnh về cơ thần kinh”, Maysam Ghovanloo, một trợ lý giáo sư giúp tiến hành dự án, cho biết.

“Chuyển động của lưỡi cũng nhanh, chính xác và không cần phải nghĩ, chú ý hoặc phải nỗ lực nhiều”, các tác giả từ Viện Công nghệ Georgia cho biết.

Nếm và thử rượu bằng… lưỡi điện tử

Các nhà khoa học châu Âu vừa phát minh ra một thiết bị cầm tay mới – “lưỡi điện tử”, nhạy cảm với các vị chua, đắng, ngọt, mặn như lưỡi con người và có khả năng phân biệt chủng loại, tuổi và chất lượng của rượu nho.

Được thiết kế nhằm kiểm soát chất lượng của các loại rượu, thiết bị này gồm 6 bộ cảm biến có khả năng phát hiện các chất, các thành phần đặc trưng thường có trong một loại rượu nho nhất định nào đó.

Cũng giống như lưỡi con người, “lưỡi điện tử” cũng tỏ ra nhạy cảm với các vị cơ bản như: chua, đắng, ngọt, mặn. 

Khí cầu mỏng nhất thế giới chỉ dày một Atom

Các nhà nghiên cứu tại New York báo cáo về việc phát triển khí cầu mỏng nhất thế giới, được chế tạo từ một lớp grafit dày 1 Atom. Không một phân tử khí nào có thể xuyên qua khối cầu được bao bọc bằng vật liệu graphene siêu nhỏ này, kể cả khí hêli.

Nó có nhiều ứng dụng trong thiệt bị cảm biến, thiệt bị lọc và mô tả vật liệu ở cấp độ nguyên tử, Paul L. McEuen và các đồng nghiệp nhấn mạnh rằng màng là thành phần cơ bản của rất nhiều các hệ thống vật lý, hóa học và sinh học, được tìm thấy ở mọi thứ từ tế bào đến thiết bị cơ khí cảm nhận áp suất. Vật liệu Graphene – chính là một lớp grafit đơn lẻ – ở giới hạn cao hơn: Nó là màng hóa học ổn định và dẫn điện chỉ dày một Atom. Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu liệu lớp màng như vậy có bất khả xâm phạm đối với các phân tử khí và dễ dàng kết hợp với các thiết bị khác hay không.

“Bộ xương ngoài” cho quân nhân

Mạnh hơn, nhanh hơn và cứng hơn là những tính chất của một “bộ xương ngoài” do hãng Lockheed Martin chế tạo dành cho quân nhân. Thiết bị có tên gọi HULC này cho phép quân nhân mang theo 90 kg vật dụng và di chuyển với tốc độ cao nhất 16 km/giờ.

Thiết bị di động có thể phát hiện vi rut trong vài phút

Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể phát hiện ra một ai đó bị nhiễm vi rut chỉ trong vài phút. Điều này bây giờ đã không còn chỉ là tưởng tượng nữa mà đã là sự thật nhờ có một thiết bị phát hiện siêu cảm ứng được phát triển bởi Ostendum, một công ty trực thuộc trường đại học Twente.

Công ty chỉ vừa hoàn thiện nguyên mẫu đầu tiên và đang kỳ vọng là có thể cho ra mắt phiên bản đầu tiên của thiết bị này trên thị trường vào cuối năm 2010. Thiết bị này không chỉ thực hiện việc đo đạc nhanh gấp nhiều lần so với các thiết bị tiêu chuẩn khác mà nó còn có thể di động được, do đó nó có thể được sử dụng ở bất kỳ nơi nào.

Thiết bị chống ngáy

Một chiếc hộp tí hon được cấy vào ngực có thể là giải pháp cách mạng cho những người ngủ ngáy, vốn là nỗi ám ảnh hàng đêm của bạn đời, và thậm chí là thủ phạm của nhiều vụ ly hôn.