Relative Content

Tag Archive for thần kinh

Robot biết khi nào chúng ta buồn, vui hay tức giận

Một con rôbôt có những lời nói đồng cảm với chúng ta chẳng khác gì bộ phim viễn tưởng, thế nhưng với sự hỗ trợ của mạng lưới thần kinh các nhà khoa học Châu Âu hiện đang nghiên cứu chế tao những con rôbôt có cùng trạng thái tình cảm với chúng ta. Feelix Growing đang nghiên cứu phần mềm giúp rôbôt học nhận biết khi chúng ta buồn, vui hay tức giận.

Tăng khoái cảm bằng chip điện tử

Các nhà khoa học Anh vừa chế tạo thành công một loại “chip tình dục” có khả năng kích thích các trung tâm kiểm soát khoái cảm trong não.

Loại chip đặc biệt này tạo ra những xung điện nhỏ trong não. Nó được chế tạo dựa theo một công nghệ mà nhiều bệnh viện Mỹ đã áp dụng để điều trị bệnh liệt rung (Parkinson).

Giờ đây một nhóm chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) tập trung vào vùng orbitofrontal trên vỏ não – nơi điều khiển cảm giác khoái cảm trong hoạt động ăn uống và tình dục.

Một cuộc khảo sát do Đại học Oxford tiến hành cho thấy vùng orbitofrontal có thể trở thành “mục tiêu đón nhận kích thích mới” để giúp những người mất khả năng đạt khoái cảm trong việc ăn uống và sinh hoạt tình dục.

Giáo sư Tipu Aziz, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết, cách đây vài năm một nhà khoa học từng cấy “chip tình dục” vào não một phụ nữ lãnh cảm với chuyện chăn gối. Chẳng bao lâu sau cô trở thành một phụ nữ rất chủ động trong hoạt động tình dục. Tuy nhiên, do người phụ nữ cảm thấy sợ hãi với sự thay đổi đột ngột này nên nhà khoa học kia buộc phải lấy chip ra khỏi não cô.

Tipu thừa nhận rằng kỹ thuật cấy chip vào não hiện nay có thể khiến người nhận chip chịu đựng đau đớn và nảy sinh biến chứng khó lường. Vị giáo sư này cho rằng kỹ thuật cấy chip an toàn tuyệt đối chỉ có thể ra đời sau ít nhất 10 năm nữa.

“Khi kỹ thuật cấy chip được cải thiện, chúng tôi có thể đưa những xung kích thích vào sâu trong vỏ não và đi tới nhiều vùng mới. Quá trình đó sẽ diễn ra êm thấm khiến người nhận chip không cảm thấy đau đớn, còn chúng tôi có thể bật và tắt chip khi cần thiết”, Tipu nói.

Trước đó, chiếc máy tạo ra cảm giác hưng phấn tình dục của bác sĩ Stuart Meloy tại Mỹ đã được một số bệnh viện sử dụng. Chiếc máy có tên Orgasmatron này gây hưng phấn tình dục bằng cách điều chỉnh tần số của các tín hiệu trong dây thần kinh cột sống.

Mỹ sẽ chế tạo ‘chiến binh siêu đẳng’

Hội Khoa học quốc gia Mỹ (NAS) vừa công bố báo cáo đánh giá khả năng ứng dụng khoa học về thần kinh và di truyền để tạo ra các chiến binh siêu đẳng cả về tâm lý và khả năng tác chiến vượt trội.

Dưới sự tài trợ của quân đội Mỹ, 14 nhà thần kinh học hàng đầu nghiên cứu khả năng dùng chất đánh dấu sinh học đánh giá hoạt động của não của người lính, tiến tới dự đoán phản ứng của mỗi cá nhân đối với sức ép môi trường như quá nóng, quá lạnh…

Thần kinh nhân tạo truyền sự sống cho chân tay giả

Các nhà khoa học Mỹ vừa thử nghiệm thành công một loại thần kinh nhân tạo, được kỳ vọng giúp người tàn tật cảm nhận được nóng lạnh qua chân tay giả.

Các nhà khoa học đã thí nghiệm thành công trên cơ thể động vật, dự kiến trong 10 năm tới có thể ứng dụng trên cơ thể người. Đây là thành quả nghiên cứu của Paul Cederna, giáo sư khoa ngoại chỉnh hình ĐH Michigan, Mỹ.

Giáo sư Cederna cho biết, thần kinh nhân tạo được chế tạo từ một loại polymer dẫn điện có tên gọi là Pedot, có thể kết nối chân tay giả với não hiệu quả, tốc độ phản ứng nhanh gấp hai lần tế bào thần kinh tự nhiên, tính năng truyền tín hiệu điện hệ thống thần kinh gấp 10 lần so với những loại sử dụng nguyên liệu kim loại. 

Thần kinh nhân tạo truyền sự sống cho chân tay giả

Các nhà khoa học Mỹ vừa thử nghiệm thành công một loại thần kinh nhân tạo, được kỳ vọng giúp người tàn tật cảm nhận được nóng lạnh qua chân tay giả.

Các nhà khoa học đã thí nghiệm thành công trên cơ thể động vật, dự kiến trong 10 năm tới có thể ứng dụng trên cơ thể người. Đây là thành quả nghiên cứu của Paul Cederna, giáo sư khoa ngoại chỉnh hình ĐH Michigan, Mỹ.

Giáo sư Cederna cho biết, thần kinh nhân tạo được chế tạo từ một loại polymer dẫn điện có tên gọi là Pedot, có thể kết nối chân tay giả với não hiệu quả, tốc độ phản ứng nhanh gấp hai lần tế bào thần kinh tự nhiên, tính năng truyền tín hiệu điện hệ thống thần kinh gấp 10 lần so với những loại sử dụng nguyên liệu kim loại. 

Mắt điện tử mang lại ánh sáng cho người mù

Một người mù ở Anh từng nghĩ có lẽ anh sẽ không bao giờ còn có thể nhìn thấy ánh sáng, nhưng giờ đây dưới sự trợ giúp của mắt điện tử, thị lực của anh đang được khôi phục.

Peter Lane năm nay 51 tuổi, là cha của hai đứa trẻ. Khi 20 tuổi, anh đã mắc phải viêm võng mạc sắc tố, thị lực bắt đầu giảm sút, cuối cùng đã bị mù hoàn toàn.

Đầu năm 2009, Peter Lane đã trải qua một cuộc phẫu thuật bốn giờ đồng hồ tại bệnh viện mắt Manchester, các bác sỹ đã cấy ghép một bộ thu tín hiệu vào mắt của anh ta. Sau hai tháng hồi phục, Peter Lane bắt đầu thử sử dụng mắt điện tử. Đầu tháng này, mọi vật đã dần dần xuất hiện ra trước mắt anh.

“Tôi nhìn thấy những hình ảnh lay động, phải từ từ thích ứng. Nhưng tôi đã nhìn thấy những chiếc ô tô, trông chúng giống như những tấm chăn bông”, Peter Lane nói.

Phục hồi trí nhớ bằng sốc điện

Các nhà khoa học cho biết sốc điện có thể phục hồi trí nhớ cho người bệnh. Theo đó, truyền một lượng điện năng nhỏ vào não có thể giúp phục hồi trí nhớ 11%.

Cảm biến quang học giúp não kiểm soát chân tay giả

Các nhà khoa học thuộc Đại học Southern Methodist của Mỹ vừa nghiên cứu một thiết bị cảm biến có thể tiếp nhận tín hiệu quang học xung mạch thần kinh, giúp từng bước cải tiến mối liên hệ giữa hệ thần kinh cơ thể và chân tay giả.