Relative Content

Tag Archive for sinh vật

Bí ẩn sinh vật nửa người nửa khỉ

Một nhóm nhà khoa học và thám hiểm Trung Quốc đang chuẩn bị cho một hành trình đi tìm người nửa khỉ Yeren ở khu vực núi non xa xôi ở tỉnh Hồ Bắc, thuộc miền trung Trung Quốc.

Với mong muốn cho chuyến đi tìm Yeren còn có tên Bigfoot (Bàn chân to) được suôn sẻ, các nhà khoa học và thám hiểm Trung Quốc đang cố gắng kêu gọi tài trợ và những tình nguyện viên.

Sinh vật kỳ lạ giống “người nhện” xuất hiện ở Mỹ

Một thợ săn hươu ở Mỹ đã vô tình chụp được hình ảnh một sinh vật có hình dáng và khuôn mặt rất ghê rợn. Không ai biết được những sinh vật này thực sự là loài gì.

Bức ảnh đó được một tác giả giấu tên gửi lên một trang web về săn bắn. Người đó cho biết, khi ông đang nằm phục trong rừng tối và chờ đợi con mồi của mình xuất hiện thì đột nhiên một sinh vật lạ nhảy ra trước mặt ông.

Sương mù bí ẩn giết người hàng loạt

Năm 1986, một trận sương mù bí ẩn bất ngờ bao phủ một khu vực dân cư gần hồ Nyos ở Cameroon đã cướp đi mạng sống của gần 2.000 người chỉ trong một đêm. Câu chuyện vẫn làm đau đầu các nhà khoa học đến tận bây giờ.

Công nghệ mới rút sợi từ tảo phục vụ cho ngành dệt may

Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới trong ngành công nghiệp dệt may với gần 60 triệu tấn sợi tiêu thụ mỗi năm. Các sợi thường được sử dụng là bông, lụa tơ tằm, sợi tổng hợp và sợi từ tảo. Phương pháp rút sợi truyền thống không thể tạo ra được loại sợi mỏng dùng cho quần áo, mà chỉ có thể được sử dụng cho hàng dệt may y tế như băng.

Cảm biến quang học giúp não kiểm soát chân tay giả

Các nhà khoa học thuộc Đại học Southern Methodist của Mỹ vừa nghiên cứu một thiết bị cảm biến có thể tiếp nhận tín hiệu quang học xung mạch thần kinh, giúp từng bước cải tiến mối liên hệ giữa hệ thần kinh cơ thể và chân tay giả.

Khoa học ứng dụng: nguồn năng lượng thay thế

Trữ lượng dầu mỏ và kim loại trên Trái đất đến một lúc nào đó sẽ cạn kiệt. Các sinh vật thì khác hẳn. Chúng có khả năng tái tạo – có nghĩa là thực tế chúng “bất tử”. Có rất nhiều dự án nghiên cứu nguồn năng lượng thay thế trên cơ sở công nghệ sinh học. Nguồn năng lượng này có thể thu được từ thực vật, từ rác và từ… chính sinh vật.

Các chuyên gia từ Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp Mỹ, do TS Charles Lee đứng đầu đã nghĩ ra cách sử dụng nấm làm nhiên liệu sinh học. Chính xác hơn là loại mộc nhĩ (nấm tai mèo) rất đễ trồng ở vùng Đông nam Á. Mộc nhĩ thường được dùng làm thực phẩm. Nó có khả năng tách ra một loại men làm gỗ bị phân huỷ để hút lấy chất dinh dưỡng. Các nhà khoa học quyết định biến đổi gen, chịu trách nhiệm sản xuất ra loại men này. Nếu như nó chẳng những phân huỷ được gỗ mà còn phân huỷ được những phế liệu khác thì dựa vào nó có thể thu dược cả etanol dùng làm nhiên liệu.