Áo tàng hình sắp trở thành hiện thực
Những chiếc áo tàng hình của cậu bé phù thủy trong bộ truyện Harry Potter có thể xuất hiện trong tương lai, nhờ hai loại vật liệu mới có khả năng bẻ cong đường đi của ánh sáng do các nhà khoa học Mỹ chế tạo.
Trong quang học, “meta material” là thuật ngữ chỉ các vật liệu nhân tạo được thiết kế để có chiết suất âm, nghĩa là có thể khúc xạ ngược ánh sáng nhìn thấy. Đặc tính này có được nhờ cấu trúc của vật liệu chứ không phải thành phần của chúng. Do đó, vật liệu chiết suất âm có thể làm cho một vật thể trở nên tàng hình bằng cách bẻ cong các sóng ánh sáng để chúng “lượn vòng” quanh vật thể rồi hội tụ ở phía sau, giống như dòng nước chảy quanh một tảng đá.
“Tàng hình là chủ đề mà mọi người quan tâm, nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi không chỉ đơn thuần tập trung vào khả năng ấy. Chúng tôi tìm hiểu khả năng tạo nên những đặc tính chưa từng tồn tại trong tự nhiên. Với những đặc tính ấy chúng ta có thể làm nhiều việc và tàng hình chỉ là một trong số đó”, Xiang Zhang, giáo sư thuộc Đại học California (Mỹ), phát biểu.
Vật liệu chiết suất âm cũng có thể làm tăng khả năng của các microchip, ăng-ten và cho phép tạo ra “siêu thấu kính” để quan sát những vật thể có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng.
Kiểm soát laser giúp dự trữ ánh sáng
Một phương pháp để lưu trữ và “lặp lại” xung ánh sáng đã được phát hiện bởi một nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học quốc gia Australia (ANU), cho phép ánh sáng tia laser hoạt động như một bộ nhớ quang học mềm dẻo và có khả năng hỗ trợ cho việc mở rộng phạm vi của các hệ thống thông tin lượng tử. Kết quả nghiên cứu này là một ứng dụng lý tưởng cho việc tạo ra các hạt tinh thể nano với độ đồng đều cao.
Những công nghệ như mật mã lượng tử đang được phát triển để gửi những thông tin bảo mật đã được mã hóa vào một chùm ánh sáng dựa trên các tính chất của vật lý lượng tử. Tuy nhiên, hiện nay các hệ thống này không thể kéo dài vượt quá khoảng cách 50 – 100 Km, bởi vì ngoài phạm vi đó, nhiều thông tin sẽ bị mất.
Nhưng nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Quang học lượng tử – Nguyên tử ARC thuộc trường Đại học ANU đã chứng minh làm thế nào để những hạt photon có thể được sử dụng nhằm tạo ra một thiết bị bộ nhớ lượng tử, nghĩa là các xung ánh sáng có thể được giữ lại, lưu trữ và sau đó giải phóng theo nhu cầu. Như vậy, thiết bị sẽ là một phần quan trọng, có thể mở rộng phạm vi giao tiếp lượng tử an toàn.
Nghiên cứu thành công thấu kính nano siêu vật liệu
Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đăng trên Applied Physics Letters cho biết, các nhà khoa học vừa nghiên cứu thành công một thấu kính nano mô hình mới, có thể thu được hình ảnh với độ phân giải siêu cấp mà các công nghệ hiện tại chưa thể đạt được.
Ánh sáng bẻ cong vật chất
Từ thế kỷ trước, giới khoa học đã phát hiện vật chất có khối lượng lớn có thể bẻ cong ánh sáng. Thế nhưng, gần đây, các nhà khoa học Mỹ lại khám phá ra một điều ngược lại, ánh sáng có thể bẻ cong vật chất.
Trong phòng thí nghiệm tối, các nhà khoa học nối những hạt nano với nhau thành một dải. Dải hạt nano ban đầu là hình dẹt, nhưng khi bị tia sáng chiếu, cuối cùng chúng tạo ra đường cong, hình thành một xoáy ốc.
Pháp nghiên cứu công nghệ lưu trữ quang học 3D
Bằng cách sử dụng laser để thực hiện sự kết hợp và phân tách phân tử, các nhà khoa học đã phát minh công nghệ lưu trữ dữ liệu quang học 3D.
Robot khảo sát đại dương băng
Các nhà nghiên cứu tại ĐH British (UBC, Columbia) đang triển khai một robot dưới nước để khảo sát các đại dương bao phủ băng ở Nam Cực từ ngày 17 đến 12-11 tới.
Cảm biến quang học giúp não kiểm soát chân tay giả
Các nhà khoa học thuộc Đại học Southern Methodist của Mỹ vừa nghiên cứu một thiết bị cảm biến có thể tiếp nhận tín hiệu quang học xung mạch thần kinh, giúp từng bước cải tiến mối liên hệ giữa hệ thần kinh cơ thể và chân tay giả.