Xe bus lội nước chinh phục thế giới
Hãng xe AmphiCoach vừa cho ra đời một loại xe bus tiện dụng, mà có thể đi trên mặt đất và trên mặt nước, giúp hành khách “cắt bỏ” được giai đoạn chờ phà buồn tẻ.
Làm từ vật liệu nhôm, chống ăn mòn, có thể di chuyển trên sống, hồ hoặc biển, xe bus này có thể chở tới 50 người. Công ty AmphiCoach, Scotland, cho biết chiếc xe này có thể hoạt động tốt trong 3.500 giờ liên tiếp mà không hề gặp trục trặc.
Sau 6 năm phát triển, những chiếc xe bus của AmphiCoach đang trên đường chinh phục thế giới. Thị trường đầu tiên của loại xe này là Belfast, Vương quốc Anh và Budapest, Hungari.
Giám đốc điều hành, Steve Smith, cho biết: “Từ khi bức ảnh đầu tiên của xe AmphiCoach được tung lên mạng Internet, đã có rất nhiều người quan tâm, số lượng người truy cập trang web của chúng tôi đã tăng từ 700 người mỗi tháng lên tới hơn hai triệu lượt. Chúng tôi cũng nhận được đơn đặt hàng từ nhiều công ty từ khắp nơi trên thế giới với số lượng lên đến 20 chiếc”.
Như mọi chiếc xe bus thông thường, nó có thể đi trên đường bộ với tốc độ 112km mỗi giờ. Điều thú vị là khi gặp nước, nó có thể dễ dàng đi trên mặt nước chỉ bằng cách ấn nhẹ nút điều khiển mà không phải dừng xe, khi đó bánh xe sẽ co vào trong một lớp vỏ bọc và các piston khí làm việc tạo lực đưa xe vượt sóng. Khi đó, chiếc xe bus không khác gì một chiếc bè gỗ có tốc độ di chuyển lên tới 6-8 hải lý mỗi giờ.
Steve Smith nói: “Khi gặp nước, bánh lái sẽ tự động điều chỉnh, mà không cần phải dừng xe, trong khi bánh xe được nâng lên và chuyển động phản lực sẽ thay thế. Điều đặc biệt là chiếc xe thuyền này còn “uyển chuyển” hơn cả một chiếc thuyền thực sự”.
Giá của mỗi chiếc xe bus đặc biệt này là hơn 400.000 USD và mỗi năm Amphicoach có thể sản xuất được 12 chiếc. Smith cho biết thêm: “Bằng cách tạo ra loại phương tiện đặc biệt như thế này, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy được du lịch ở các thành phố cảng”.
Dailymail giới thiệu chùm ảnh của chiếc xe thuyền đặc biệt này:
Hệ thống bình chứa mới cho ô tô chạy bằng hydro
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phần quan trọng của hệ thống chứa hydro cho ô tô, cho phép nạp đầy bình nhiên liệu trong vòng 5 phút với lượng hydro đủ để đi 300 dặm.
Hệ thống sử dụng loại bột gọi là metal hydrua để hấp thụ khí hydro. Các nhà nghiên cứu đã chế tạo bộ phận trao đổi nhiệt của hệ thống, đưa chất lỏng làm nguội qua các ống và sử dụng fin để tản nhiệt tạo ra khi bột hấp thụ hydro.
Bộ phận trao đổi nhiệt rất quan trọng vì hệ thống sẽ ngừng hấp thụ hydro một cách hiệu quả nếu quá nóng, Issam Mudawar cho biết. Ông là giáo sư cơ khi người chỉ đạo nghiên cứu.
Mudawar nhận xét: “Hydrua tạo ra lượng nhiệt lớn. Sẽ cần ít nhất 40 phút để nạp đầy bình nếu không làm nguội, và điều này sẽ rất bất tiện và thiếu thực tế”.
Các nhà nghiên cứu cho biết hệ thống sẽ cho phép người lái nạp đầy bình hydro chỉ trong vài phút. Hydro sau đó sẽ được sử dụng để cung cấp năng lượng cho pin nhiên liệu và tạo ra điện năng làm động cơ chạy.
Nghiên cứu, do Tập đoàn General Motors tài trợ dưới sự chỉ đạo của các nhà nghiên cứu thuộc GM, Darsh Kumar, Michael Herrmann và Abbas Nazri, được thực hiện tại phòng thí nghiệm hệ thống hydro thuộc chuỗi phòng thí nghiệm Maurice J. Zucrow, Purdue. Tháng 2, nhóm nghiên cứu đã xin cấp 3 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ này.
Mudawar, hiện đang làm việc với nghiên cứu sinh Milan Visaria và giáo sư kỹ thuật hàng không Timothée Pourpoint, cho biết: “Ý tưởng là tạo ra hệ thống có thể cùng một lúc nạp bình nhiên liệu và sử dụng phụ tùng liên kết cung cấp chất lỏng làm nguội để tỏa nhiệt. Đây là một thách thức về mặt cơ khí vì chúng tôi phải tìm cách nạp bình hydro một cách nhanh chóng trong khi giải phóng nhiệt một cách hiệu quả. Vấn đề là chưa ai từng thiết kế loại trao đổi nhiệt này trước đây. Đây là công việc mà chúng tôi bắt đầu từ con số không”.
Ô tô cũng gắn hộp đen
KCI, một công ty công nghệ Mỹ vừa ra mắt thiết bị lưu trữ thông tin về trạng thái của ô tô nhằm phục vụ điều tra sau tai nạn, giống như hộp đen cho máy bay.
Thiết bị có tên gọi Smart Black Box sẽ gắn sau kính chắn gió của ô tô, phía trên đầu của người lái xe. Đây là một thiết bị đa nhiệm, vừa có tính năng của một thiết bị định vị toàn cầu GPS, vừa có thể lưu trữ thông tin về tốc độ, âm thanh, hình ảnh và quãng đường mà xe đi qua, thậm chí đo lực va chạm.
Ô tô cũng gắn hộp đen
KCI, một công ty công nghệ Mỹ vừa ra mắt thiết bị lưu trữ thông tin về trạng thái của ô tô nhằm phục vụ điều tra sau tai nạn, giống như hộp đen cho máy bay.
Thiết bị có tên gọi Smart Black Box sẽ gắn sau kính chắn gió của ô tô, phía trên đầu của người lái xe. Đây là một thiết bị đa nhiệm, vừa có tính năng của một thiết bị định vị toàn cầu GPS, vừa có thể lưu trữ thông tin về tốc độ, âm thanh, hình ảnh và quãng đường mà xe đi qua, thậm chí đo lực va chạm.
Xe máy điện tăng tốc nhanh hơn ô tô
Một chiếc xe máy điện đã phá kỷ lục tốc độ của các phương tiện cơ giới cùng loại khi phóng với tốc độ trung bình hơn 240 km/h.
“Chạy đua” biến tảo thành nhiên liệu ôtô
Các nhà khoa học trên thế giới đang tìm cách chiết xuất dầu tảo, dạng hợp chất hữu cơ sẵn có và rẻ hơn rất nhiều so với dầu mỏ trên quy mô lớn để cung cấp cho các phương tiện cơ giới.
Nhiều năm qua giới khoa học khẳng định tảo – loài thực vật mỏng manh nhưng lớn nhanh và có hàm lượng chất béo cao – có thể trở thành nguồn cung cấp năng lượng tái sinh vô tận. Tảo được giới chuyên gia môi trường đánh giá cao vì hấp thụ rất nhiều CO2 – một sản phẩm phụ của quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.
Trên thực tế mỗi cá thể tảo là một nhà máy sinh học nhỏ xíu sử dụng quá trình quang hợp để chuyển hóa CO2 và ánh sáng mặt trời thành năng lượng. Hoạt động chuyển đổi của tảo hiệu quả và mạnh mẽ đến nỗi trọng lượng của chúng có thể tăng nhiều lần trong một ngày. Trong quá trình quang hợp tảo còn tiết ra dầu thực vật.
Bên cạnh đó tảo có thể sinh trưởng tốt ở những nơi các loại cây lương thực không thể sống. Chúng ưa những ao, đầm lầy nhiều muỗi và thậm chí cả những bể chứa nước thải công nghiệp.
Bắt đầu thử nghiệm xe bus chạy dưới nước
Loại xe buýt có khả năng hoạt động cả trên cạn và dưới nước đang được thử nghiệm tại Anh.
Nga công bố máy bay nhỏ như ô tô
Đài RT của Nga vừa giới thiệu hình ảnh chiếc máy bay siêu nhỏ mang tên Sigma-5 có thể thu gọn cánh cho vào gara ôtô. Nó được đánh giá là phương tiện cá nhân góp phần giảm ách tắc đường bộ.
Sản phẩm của Công ty Thiết kế máy bay Nga có tải trọng đến 600 kg và đạt tốc độ gần 300 km/giờ.
Xe hơi bay sắp thành hiện thực
Nhiều khả năng dòng xe bay sẽ đến với tay người tiêu dùng trong năm tới. Vừa qua, một số mẫu “xe bay” đã được trưng bày tại Triển lãm Air Venture của Hiệp hội máy bay thử nghiệm Mỹ ở bang Wisconsin.
Ra mắt mô-tô “lai” ô-tô
Với những ai muốn lướt nhanh trên phố bằng xe mô-tô nhưng cũng muốn được thoải mái như ngồi trên xe hơi thì mẫu siêu mô-tô độc đáo C-1 có thể là lựa chọn hoàn hảo.