Giày tích hợp trí tuệ nhân tạo giúp người khiếm thị tránh chướng ngại vật
Công ty Tec-Innovation của Áo mới đây đã trình làng một loại giày thông minh sử dụng cảm biến siêu âm, giúp người khiếm thị phát hiện chướng ngại vật cách xa tới 4 mét.
Thiết bị “BrainPort” trả lại thị lực cho người mù
Ngày 17/11, tạp chí khoa học Scientific American đưa tin các nhà khoa học Mỹ vừa phát minh ra thiết bị “BrainPort” giúp người mù nhìn thấy được ánh sáng.
Phát minh này đã tạo ra một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật về nhãn khoa, cho phép từng bước trả lại thị lực cho người mù nhờ sự giúp đỡ của các dây thần kinh ở đầu lưỡi.
Cơ sở lý thuyết của công nghệ mới này được nhà phẫu thuật thần kinh nổi tiếng Paul Bach-y-Rita đưa ra vào những năm 60 của thế kỷ trước khi đưa ra giả thuyết rằng con người không nhìn bằng mắt, mà… bằng não, trong đó, thị lực chỉ đóng vai trò “người cung cấp” những tín hiệu ánh sáng bên ngoài. Thế nhưng, giờ đây giả thuyết khoa học này đã được được chứng minh trên thực tế, sau khi các nhà khoa học Mỹ phát minh ra thiết bị đặc biệt mang tên “BrainPort” cải thiện đáng kể thị lực của người mù.
Thiết bị này là chiếc kính thu nhận ánh sáng và truyền tải thông tin đến một thiết bị đặc biệt nhỏ bé, chuyển hóa các tia ánh sáng thành các tín hiệu điện, sau đó được chuyển đến lưỡi theo một sợi dây cáp mỏng.
Lưỡi được lựa chọn như là kênh truyền tải những tín hiệu đến não bộ, bởi vì những dây thần kinh của lưỡi rất nhạy cảm và có khả năng truyền cùng lúc một lượng lớn thông tin. Lưỡi cũng có thể thay thế từng phần 2 triệu dây thần kinh thị giác nối từ nhãn cầu đến não. Những xung lực mà lưỡi nhận được, đã được não chuyển hóa thành những ký tự.
Theo Scientific American kết quả thử nghiệm cho thấy người mù với sự trợ giúp của thiết bị hiện đại này đã có thể nhìn thấy được cửa ra vào, nút bấm ở cầu thang máy và thậm chí cả các chữ cái. Tuy nhiên, phải mất ít tuần để người mù học cách nhìn thấy ánh sáng với sự trợ giúp của lưỡi./
Mắt điện tử mang lại ánh sáng cho người mù
Một người mù ở Anh từng nghĩ có lẽ anh sẽ không bao giờ còn có thể nhìn thấy ánh sáng, nhưng giờ đây dưới sự trợ giúp của mắt điện tử, thị lực của anh đang được khôi phục.
Peter Lane năm nay 51 tuổi, là cha của hai đứa trẻ. Khi 20 tuổi, anh đã mắc phải viêm võng mạc sắc tố, thị lực bắt đầu giảm sút, cuối cùng đã bị mù hoàn toàn.
Đầu năm 2009, Peter Lane đã trải qua một cuộc phẫu thuật bốn giờ đồng hồ tại bệnh viện mắt Manchester, các bác sỹ đã cấy ghép một bộ thu tín hiệu vào mắt của anh ta. Sau hai tháng hồi phục, Peter Lane bắt đầu thử sử dụng mắt điện tử. Đầu tháng này, mọi vật đã dần dần xuất hiện ra trước mắt anh.
“Tôi nhìn thấy những hình ảnh lay động, phải từ từ thích ứng. Nhưng tôi đã nhìn thấy những chiếc ô tô, trông chúng giống như những tấm chăn bông”, Peter Lane nói.
Xem “chó” robot hướng dẫn người mù đi đường
Chuyên viên thiết kế NSK của Nhật Bản đã chế tạo thành công một “con chó robot” mới, có khả năng giúp người mù đi lại dễ dàng hơn khi gặp những vật cản phía trước.
Người mù lái xe hơi
Thêm một viễn cảnh trong phim sắp thành hiện thực, khi máy tính tự điều khiển xe hơi chạy an toàn và hiệu quả, bất chấp người lái không nhìn thấy gì.
Thiết bị giúp người mù nhìn thấy
Thiết bị thay thế giác quan (SSDs) cung cấp thông tin về hình ảnh cho người khiếm thị qua một máy ghi hình siêu nhỏ được nối với một máy vi tính (hoặc điện thoại thông minh) và một bộ tai nghe stereo.
Công nghệ in 3D giúp người mẹ mù nhìn thấy thai nhi
Phương pháp in 3D nhờ sóng siêu âm trong tương lai sẽ giúp những người mẹ bị mù nhìn thấy đứa con trong bụng của mình.
Niềm vui của người khiếm thị khi đón nhận “mắt thần”
Vui mừng trước những điểm cải tiến đáng kể giúp gia tăng phạm vi cảnh báo khi sử dụng “mắt thần” thế hệ mới nhất, nhiều người khiếm thị đã chia sẻ những câu chuyện đáng nhớ với thiết bị mà họ xem là “người bạn” của mình.
Lớp màng mỏng hơn sợi tóc giúp người mù lấy lại thị lực
Các nhà khoa học Australia phát triển công nghệ nuôi cấy tế bào giác mạc trên lớp màng hydrogel trong suốt, có thể dùng để cấy ghép mắt và phục hồi thị lực cho người mù.
Công nghệ mới giúp người mù đọc không cần chữ nổi
Những người mù lòa có thể đọc được từ 63 đến 81 từ mỗi phút nhờ hệ thống camera gắn trên ngón tay nhận dạng được văn bản và đọc chúng thành tiếng.