Relative Content

Tag Archive for nano

Sản xuất kính không bám bụi từ ‘thảm cỏ nano’

Các nhà khoa học thuộc ĐH Tel Aviv, Israel đã tìm ra một loại vật liệu nano có thể ứng dụng để chế tạo lớp phủ tự làm sạch cho cửa kính và giúp tăng khả năng lưu trữ điện năng cho pin.

Trong khi đi tìm phương pháp chữa bệnh Alzheimer, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tel Aviv đã phát hiện ra một loại vật liệu nano mới có thể chống bụi và nước, với khả năng ứng dụng để chế tạo các lớp phủ tự làm sạch cho cửa kính hoặc các tấm pin mặt trời.

Không giống như các vật liệu chống bụi cũ có cấu tạo bề mặt tương tự lá sen hoặc lá khoai nước, vật liệu mới này được tạo thành từ các phân tử peptide (một dạng chuỗi axit amin) sắp xếp như một thảm cỏ. Ngoài ra, lớp vỏ này có tính siêu điện dung, mang lại khả năng cung cấp năng lượng điện với mật độ cao.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Tel Aviv đã tìm ra cách điều khiển các hạt nhân và phân tử của một loạt các peptide ngắn, làm cho chúng tạo thành một thảm cỏ tí hon trên bề mặt. Các peptide ngắn này vốn rất sản xuất dễ dàng và tốn ít chi phí đã được sử dụng để tạo các ống nano tự liên kết dưới điều kiện nhiệt độ cao.

Siêu tụ điện bền, nhẹ, rẻ, đa dụng làm từ giấy

Bằng cách nhúng một mảnh giấy thông thường vào mực pha các ống nano (nanotube) cácbon và dây dẫn nano (nanowire) bạc, các nhà khoa học đã có thể tạo ra một chiếc pin giá rẻ hay siêu tụ điện rất nhẹ, có thể uốn cong và rất bền.

Mảnh giấy có thể vò nhàu, gập hay thậm chí là nhúng vào axít hoặc các dung môi cơ bản mà vẫn hoạt động bình thường nên có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng. 

Tàng hình nhờ phân tử tráng bạc

Một số nhà khoa học cho rằng phân tử nano tráng bạc lơ lửng trong nước sẽ tạo ra loại vật liệu mềm và linh hoạt – thành phần chính để tạo ra vật vô hình.

Ji-Ping Huan ở ĐH Phúc Đán (Trung Quốc) và đồng nghiệp vừa đề xuất loại chất lỏng chứa quặng sắt có đường kính 10 nano mét, phủ bằng một lớp bạc dày 5 nano mét.

Khi không có từ trường, phân tử nano tráng bạc sẽ nổi trên mặt nước, nhưng khi có từ trường thì những phân tử đó sẽ tự tập hợp lại thành các chuỗi với độ dài phụ thuộc vào lực của từ trường. Các chuỗi này có thể hút nhau để tạo thành những cột dày hơn. Những cột này sẽ nằm theo hướng của từ trường: nếu chúng hướng thẳng đứng trong môi trường nước, ánh sáng chiếu vào bề mặt nước sẽ bị bẻ cong.

Nghiên cứu thành công thấu kính nano siêu vật liệu

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ đăng trên Applied Physics Letters cho biết, các nhà khoa học vừa nghiên cứu thành công một thấu kính nano mô hình mới, có thể thu được hình ảnh với độ phân giải siêu cấp mà các công nghệ hiện tại chưa thể đạt được. 

Quần áo thành pin mặt trời

Nhóm nghiên cứu của GS. Yi Cui, thuộc ĐH Standford, Mỹ đã thành công trong việc đưa các phần tử các-bon cỡ nano (một phần tỷ mét) vào một loại thuốc nhuộm.

Bóng bán dẫn thông minh mô phỏng hệ thần kinh

Các nhà khoa học Pháp vừa nghiên cứu thành công bóng bán dẫn thông minh mô hình mới Nomfet có thể mô phỏng sự vận hành của hệ thống thần kinh, phân biệt các hình vẽ, trợ giúp máy tính hoàn thành các thao tác phức tạp. 

Đèn sợi nano hiệu suất cao

Viện nghiên cứu quốc tế RTI vừa phát triển loại đèn chiếu sáng thông minh với các sợi nano, tiết kiệm năng lượng năm lần so với đèn thông thường và không chứa thủy ngân như đèn huỳnh quang.

Điểm mấu chốt của công nghệ này là ở cấu trúc sợi nano tiên tiến, cung cấp thêm khả năng quản lý việc chiếu sáng đặc biệt. Các sợi nano được làm từ chất liệu với đường kính và đặc điểm bề mặt nhỏ hơn so với tóc con người nhưng có những độ dài tương đương.

Phòng công nghệ của RTI được tài trợ từ chương trình Chiếu sáng chỉ dùng bán dẫn của Bộ Năng lượng Mỹ. Trọng tâm nghiên cứu là phát triển các chất liệu nano nhằm tăng hiệu suất hoạt động của sợi nano dựa trên cơ sở của sự phản xạ và hiện tượng phát sáng quang hóa.

Phát hiện đặc tính mới của ống nano cácbon

Vừa qua, các nhà khoa học thuộc Đại học Thượng Hải, Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện trong điều kiện nhất định, ống nano cácbon có thể chuyển hóa nhiệt năng thành cơ năng và ngược lại.

Ống nano carbon có thể sinh dòng điện lớn

Các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa phát hiện phương thức phát điện mới: lợi dụng ống nano carbon để tạo ra dòng điện, có thể áp dụng cho những thiết bị siêu nhỏ.

Michael Strano, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, dự án mở ra trang mới trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chuẩn bị ống nano carbon có đường kính 1nm, sau đó phủ một lớp nhiên liệu lên bề mặt của ống, lợi dụng chùm laser hoặc tia lửa điện cao áp đốt cháy lớp nhiên liệu một đầu ống. Khi đó, sóng nhiệt sản sinh chuyển động men theo ống.

Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình trên truyền đi với tốc độ rất nhanh, hình thành dòng sóng nhiệt đưa điện tử chuyển động, tạo ra dòng điện lớn.

Phát triển robot nano để điều trị bệnh về gen

Các nhà khoa học Viện công nghệ bang California, Mỹ đã sử dụng công nghệ các vật siêu nhỏ (nano) chế tạo thành công rôbốt có thể di chuyển trong máu để chuyển các liệu pháp điều trị thích hợp các bệnh về gen tới các mô bị bệnh trong cơ thể người.