Relative Content

Tag Archive for nano

Nguồn năng lượng tương lai từ tia hồng ngoại

Trong khi dùng các tấm biển hấp thụ ánh sáng mặt trời để chuyển chúng thành năng lượng, các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, Mỹ đã thí nghiệm một biện pháp thu thập mới: sử dụng tia hồng ngoại để thu được năng lượng năng suất cao chưa từng thấy. 

Nhóm các nhà khoa học do Michael Naughton (thuộc Trường Boston ở Chestnut Hill, bang Massachusetts, Mỹ) đứng đầu đã giới thiệu công trình nghiên cứu tại hội thảo quốc tế lần thứ 2 về đổi mới năng lượng do American Society of Mechanical Engineers tổ chức ngày 13/8 tại Jacksonville.

Họ đã lắp đặt các thiết bị cảm ứng với độ dài của sóng hồng ngoại, dài hơn độ dài của ánh sáng nhìn bằng mắt thường (sóng này còn có thể đi xa hơn độ dài các tế bào quang điện hiện nay).

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những tấm bảng dệt bằng hàng triệu ăng ten rất nhỏ, nhạy cảm với các quang tử IR của mặt trời và các nguồn khác. Đây là bước đầu tiên trong quá trình thu thập năng lượng với chi phí rẻ và cho sản lượng lớn.

Các ăng ten có kích thước nano có thể thu hồng ngoại trung bình, như là hồng ngoại chiếu xuống trái đất, ngay cả lúc nửa đêm, sau khi đã hấp thụ năng lượng mặt trời suốt cả ngày. Trong khi đó, pin mặt trời đang được sử dụng hiện nay mới chỉ thu được những ánh sáng mặt trời nhìn thấy được, và mất tác dụng vào ban đêm. Hơn nữa, sau khi được phát triển thêm, những ăng ten nano này còn có khả năng hấp thụ sức nóng dư thừa của các đồ vật vào ban đêm, và chuyển dạng năng lượng lãng phí này thành điện năng.

‘Tàu chở hàng’ nano tìm kiếm và tiêu diệt các khối u

Các nhà khoa học đã chế tạo một “tàu chở hàng” có kích thước nanomét có thể bơi khắp cơ thể qua dòng máu mà không bị hệ thống rađa miễn dịch phát hiện. Nó chuyên chở thuốc chống ung thư vào các khối u có thể không được phát hiện hoặc không được chữa trị.

Các nhà khoa học tại UC San Diego, UC Santa Barbara và MIT báo cáo rằng hệ thống tàu chở hàng nano, kết hợp chức năng chữa bệnh và chuẩn đoán vào một thiết bị duy nhất, có thể tránh khỏi sự đào thải của hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Michael Sailor, giáo sư sinh hóa tại UCSD, người chỉ đạo nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà hóa học, các nhà sinh vật học và kỹ sư biến khái niệm đáng kinh ngạc thành hiện thực, cho biết: “Ý tưởng này gói gọn các tác nhân hình ảnh và dược phẩm vào một “thuyền mẹ” được bảo vệ để tránh khỏi chu trình tự nhiên loại bỏ những thiết bị tương tự nếu chúng không được bảo vệ. Các thuyền mẹ có đường kính 50 nanomét, hoặc nhỏ hơn 100 lần so với sợi tóc của con người; và được trang bị một số phân tử trên bề mặt cho phép chúng tìm kiếm và xâm nhập các tế bào y trong cơ thể”.

Những tàu chở hàng siêu nhỏ này một ngày nào đó có thể cung cấp phương tiện để đưa thuốc chống ung thư tới các khối u một cách hiệu quả với nồng độ lớn mà không gây ảnh hưởng có hại đến các phần khác của cơ thể

Sangeeta Bhatia, nhà vật lý học, kỹ thuật sinh học đồng thời là giáo sư về Công nghệ và khoa học sức khỏe tại MIT, người đóng vai trò quan trọng nghiên cứu, cho biết: “Nhiều loại thuộc rất có triển vọng trong phòng thí nghiệm nhưng không thành công trên người vì chúng không đến được được mô nhiễm bệnh kịp thời hoặc nồng độ thuốc không đủ cao để có hiệu lực. Các loại thuộc đó không có khả năng tránh sự phòng thủ tự nhiên của cơ thể hoặc phân biệt mô bị bệnh với mô khỏe mạnh. Thêm vào đó, chúng ta thiếu những dụng cụ để chẩn đoán bệnh ví dụ như ung thư ở giai đoạn đầu, thời điểm trị liệu mang lại hiệu quả cao nhất”.

Để tránh bị phát hiện các nhà nghiên cứu đã thiết kế vỏ tàu bằng lipit được biến đổi đặc biệt – thành phần cơ bản của bề mặt tế bào tự nhiên. Những lipit này được biến đổi theo cách cho phép chúng lưu thông trong dòng máu trong nhiều giờ đồng hồ trước khi bị loại trừ. Điều này đã được các nhà nghiên cứu chứng minh trong một loạt các thí nghiệm với chuột. Vật liệu được sử dụng để thiết kế vỏ tàu đủ chắc chắn để hàng hóa bên trong không bị rò ra ngoài khi lưu thông trong máu. Gắn chặt vào bề mặt của vỏ tàu là protein F3, phân tử này dính vào tế bào ung thư. Trong phòng thí nghiệm của Erkki Ruoslahti, nhà sinh vật học tế bào và giáo sư tại Học viện nghiên cứu y học Burnham tại UC Santa Barbara, F3 được thiết kế để gắn riêng lên bề mặt của tế bào u rồi đi chuyển dần vào nhân tế bào.

Ruoslahti: “Chúng tôi đang xây dựng thế hệ tiếp theo của thiế bị nano thông minh. Chúng tôi hy vọng rằng những thiết bị này sẽ cải thiện việc chuẩn đoán ung thư bằng hình ảnh và cho phép hướng mục tiêu của các phương pháp chữa trị vào các khối u ung thư”. 

Đèn sạc chiếu sáng tuổi thọ 10 vạn giờ

Phòng thí nghiệm công nghệ Nano (LNT) ĐH Quốc gia TP.HCM vừa giới thiệu một loại đèn sạc phát ánh sáng trắng, không sinh nhiệt khi chiếu sáng, phục vụ sinh hoạt hàng ngày và có tuổi thọ tới 100.000 giờ.

Bóng đèn nhỏ hơn sợi tóc

Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo thành công chiếc bóng đèn nhỏ nhất thế giới. Khi có điện, trông nó giống như một chấm sáng. 

Đĩa DVD làm từ vàng có thể chứa 2.000 bộ phim

Công nghệ vật liệu mới có thể giúp các lưu trữ 2.000 bộ phim trong một đĩa DVD làm từ vàng, lớn gấp 10.000 lần khả năng lưu trữ của các đĩa DVD hiện nay.

Phương pháp mới này được gọi tên là công nghệ lưu trữ dữ liệu 5 chiều sử dụng công nghệ nano. Đây là kết quả của nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học làm việc tại ĐH Công nghệ Swinburne, Australia.

“Chúng tôi sẽ giới thiệu tới thế giới khả năng của vật liệu cấu trúc nano, có thể tăng dung lượng lưu trữ dữ liệu mà không thay đổi kích thước vật lý của đĩa DVD”, Min Gu, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. Theo Min Gu, với loại đĩa DVD mà nhóm đang phát triển, dữ liệu được lưu trữ trong không gian đa chiều, còn các đĩa DVD phổ biến hiện nay lưu trữ dữ liệu trong không gian ba chiều. 

Chip từ nano phát hiện sớm ung thư ở người

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford đang phát triển những con chip từ nano độ nhạy rất cao, có thể phát hiện sớm những protein dấu hiệu sinh học (biomarker) cho thấy căn bệnh ung thư ở người. 

Cuộc tranh luận về công nghệ nano

Ngày nay, những phân tử nano có mặt rất nhiều trong các sản phẩm phục vụ cuộc sống như máy móc điện tử, mỹ phẩm, áo quần, dược phẩm… Liệu nano có an toàn?

Kiểm soát laser giúp dự trữ ánh sáng

Một phương pháp để lưu trữ và “lặp lại” xung ánh sáng đã được phát hiện bởi một nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học quốc gia Australia (ANU), cho phép ánh sáng tia laser hoạt động như một bộ nhớ quang học mềm dẻo và có khả năng hỗ trợ cho việc mở rộng phạm vi của các hệ thống thông tin lượng tử. Kết quả nghiên cứu này là một ứng dụng lý tưởng cho việc tạo ra các hạt tinh thể nano với độ đồng đều cao.

Những công nghệ như mật mã lượng tử đang được phát triển để gửi những thông tin bảo mật đã được mã hóa vào một chùm ánh sáng dựa trên các tính chất của vật lý lượng tử. Tuy nhiên, hiện nay các hệ thống này không thể kéo dài vượt quá khoảng cách 50 – 100 Km, bởi vì ngoài phạm vi đó, nhiều thông tin sẽ bị mất.

Nhưng nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Quang học lượng tử – Nguyên tử ARC thuộc trường Đại học ANU đã chứng minh làm thế nào để những hạt photon có thể được sử dụng nhằm tạo ra một thiết bị bộ nhớ lượng tử, nghĩa là các xung ánh sáng có thể được giữ lại, lưu trữ và sau đó giải phóng theo nhu cầu. Như vậy, thiết bị sẽ là một phần quan trọng, có thể mở rộng phạm vi giao tiếp lượng tử an toàn.