Lý thuyết của Einstein chứng minh ma có thật?
Ma quỷ là hiện tượng siêu nhiên phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên cho tới ngày nay, đây vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại. Những người săn ma tin rằng sự tồn tại của ma có thể được khẳng định bằng lý thuyết về năng lượng của Albert Einstein.
Sản xuất điện từ… khói xe hơi
Các chuyên gia Đức đang thử nghiệm 1 loại máy phát nhiệt điện đặc biệt, có khả năng biến nhiệt từ khói thải xe hơi thành điện để cung cấp cho xe, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí CO2 thải ra gây ô nhiễm môi trường.
Trong thời đại mà các nguồn tài nguyên đang thu hẹp, việc tiết kiệm năng lượng đã trở thành một “mệnh lệnh” cho toàn thế giới. Song, trong nhiều qui trình kỹ thuật, chỉ 1/3 số năng lượng cung cấp được sử dụng hiệu quả. Điều đó đặc biệt đúng đối với xe hơi, loại phương tiện mà khoảng 2/3 nhiên liệu bị “thất thoát” dưới dạng nhiệt, trong đó 30% bị mất đi từ khối động cơ, và 30 – 35% bị bỏ phí dưới hình thức khói thải.
Nhằm tận dụng nguồn nhiệt bỏ phí đó để tạo ra điện cung cấp trở lại cho xe, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật đo lường vật lý Fraunhofer (Đức) đã thiết kế một loại máy phát nhiệt điện (TEG) để biến đổi nhiệt năng thành điện năng bằng cách lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ trong quá trình vận hành xe.
TS. Harald Böttner, Trưởng ban Nhiệt điện của Viện Fraunhofer, giải thích: “Nhiệt độ trong ống thải của xe hơi có thể đạt đến 700oC hoặc hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ống khói thải và ống chứa chất lỏng làm mát động cơ có thể là vài trăm độ C. Bị tác động bởi sự chênh lệch nhiệt độ đó, các hạt tải điện sẽ di chuyển qua các chất bán dẫn đặc biệt của TEG, từ đó sản sinh ra dòng điện tương tự như điện từ bình ắc-quy.”
Sản xuất điện từ… khói xe hơi
Các chuyên gia Đức đang thử nghiệm 1 loại máy phát nhiệt điện đặc biệt, có khả năng biến nhiệt từ khói thải xe hơi thành điện để cung cấp cho xe, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí CO2 thải ra gây ô nhiễm môi trường.
Trong thời đại mà các nguồn tài nguyên đang thu hẹp, việc tiết kiệm năng lượng đã trở thành một “mệnh lệnh” cho toàn thế giới. Song, trong nhiều qui trình kỹ thuật, chỉ 1/3 số năng lượng cung cấp được sử dụng hiệu quả. Điều đó đặc biệt đúng đối với xe hơi, loại phương tiện mà khoảng 2/3 nhiên liệu bị “thất thoát” dưới dạng nhiệt, trong đó 30% bị mất đi từ khối động cơ, và 30 – 35% bị bỏ phí dưới hình thức khói thải.
Nhằm tận dụng nguồn nhiệt bỏ phí đó để tạo ra điện cung cấp trở lại cho xe, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật đo lường vật lý Fraunhofer (Đức) đã thiết kế một loại máy phát nhiệt điện (TEG) để biến đổi nhiệt năng thành điện năng bằng cách lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ trong quá trình vận hành xe.
TS. Harald Böttner, Trưởng ban Nhiệt điện của Viện Fraunhofer, giải thích: “Nhiệt độ trong ống thải của xe hơi có thể đạt đến 700oC hoặc hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ống khói thải và ống chứa chất lỏng làm mát động cơ có thể là vài trăm độ C. Bị tác động bởi sự chênh lệch nhiệt độ đó, các hạt tải điện sẽ di chuyển qua các chất bán dẫn đặc biệt của TEG, từ đó sản sinh ra dòng điện tương tự như điện từ bình ắc-quy.”
Chứng minh “hiệu ứng thác” trong tế bào quang điện
Để giải đáp nghi vấn: “Hiệu ứng thác có thực sự tồn tại không?”, các nhà khoa học Hà Lan vừa thực hiện một nghiên cứu để chứng minh sự tồn tại của hiệu ứng này, mở đường cho việc sản xuất những tế bào quang điện công suất cao.
“Hiệu ứng thác” (avalanche effect) – được tạo ra bởi các điện tử sinh ra trong những tinh thể bán dẫn cực nhỏ và đặc thù – được phát hiện và đo lường lần đầu tiên vào năm 2004 bởi các nhà nghiên cứu ở Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ). Tuy nhiên, từ đó đến nay giới khoa học vẫn hoài nghi về sự tồn tại của hiệu ứng thác.
Mới đây, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Kỹ thuật Delft (Hà Lan) đã xác lập những chứng cứ không thể bác bỏ được về hiệu ứng thác. Trong nghiên cứu của mình, giáo sư Laurens Siebbeles đã chứng minh hiệu ứng thác thực sự xảy ra trong các tinh thể nano của selenua chì (lead selenide – PbSe).
Theo các chuyên gia, việc ứng dụng tế bào quang điện (solar cell) đang mở ra cơ hội to lớn cho việc sản xuất điện qui mô lớn trong tương lai. Tuy nhiên, hiện tồn tại những hạn chế đáng kể, chẳng hạn như đa số các tế bào quang điện đều có công suất tương đối thấp (chỉ khoảng 15%) và chi phí sản xuất cao.
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Siebbeles đã khắc phục những hạn chế đó bằng cách sử dụng một dạng tế bào quang điện được chế tạo bằng những tinh thể nano bán dẫn (có kích thước tính bằng nano mét). Trong các tế bào quang điện qui ước, 1 photon (lượng tử ánh sáng) chỉ có thể phóng thích đúng 1 điện tử mà thôi.
Công nghệ mới thu năng lượng mặt trời
Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã tìm ra phương pháp mới có hiệu quả hơn để thu nhiệt từ mặt trời.
Theo công nghệ được đăng tải trên tạp chí “Khoa học” ngày 11/7, các nhà khoa học đã dùng các tấm kính phủ thuốc nhuộm hữu cơ để hấp thu ánh sáng chiếu vào tấm kính. Nguồn nhiệt này sau đó được dẫn ra rìa các tấm kính, nơi người ta đã lắp sẵn các pin mặt trời, và được chuyển thành điện.
Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và việc đốt cháy chúng tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, thì năng lượng mặt trời là nhiên liệu thay thế được nhiều nhà khoa học nghĩ đến. Tuy nhiên, vấn đề nan giải là ở chỗ chi phí cho nguồn năng lượng này cho đến nay vẫn cao hơn chi phí cho việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống.
‘Rắn cao su’: Năng lượng điện từ sóng biển
Một thiết bị được tạo thành từ ống cao su khổng lồ có thể mang ý nghĩa quyết định trong việc chế tạo điện từ năng lượng của sóng biển.
Tiếp nhiên liệu tại nhà
Trạm cung ứng tạo ra đủ nhiên liệu hyđrô để vận hành thiết bị điện trong gia đình và ô tô vừa được giới thiệu tại Luân Đôn (Anh).
Thị trấn đầu tiên được cấp điện từ năng lượng gió
Bốn tuốc bin cấp điện cho thị trấn 1300 dân Rock Port ở Mỹ đã biến nơi này thành cộng đồng đầu tiên ở Mỹ dựa hoàn toàn vào năng lượng gió để hoạt động
Trước đó, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ công bố một bản đồ cho biết miền Tây bắc của bang Missouri là nơi tập trung nhiều năng lượng gió nhất của bang và có một số vị trí có thể thích hợp cho việc phát triển thiết bị gió.
Thế là bốn tuốc bin gió đã được xây dựng ở thị trấn Rock Port của Missouri. Việc lắp đặt tuốc bin gió cung cấp năng lượng cho Rock Port là một phần của một hệ thống lớn hơn bao gồm 75 tuốc bin được xây dựng trên khắp ba tỉnh ở bang này để thu năng lượng gió.
Bốn tuốc bin cấp điện cho thị trấn 1300 dân này đã biến Rock Port thành cộng đồng đầu tiên ở Mỹ dựa hoàn toàn vào năng lượng gió để hoạt động.
Nguồn năng lượng tương lai từ tia hồng ngoại
Trong khi dùng các tấm biển hấp thụ ánh sáng mặt trời để chuyển chúng thành năng lượng, các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm quốc gia Idaho, Mỹ đã thí nghiệm một biện pháp thu thập mới: sử dụng tia hồng ngoại để thu được năng lượng năng suất cao chưa từng thấy.
Nhóm các nhà khoa học do Michael Naughton (thuộc Trường Boston ở Chestnut Hill, bang Massachusetts, Mỹ) đứng đầu đã giới thiệu công trình nghiên cứu tại hội thảo quốc tế lần thứ 2 về đổi mới năng lượng do American Society of Mechanical Engineers tổ chức ngày 13/8 tại Jacksonville.
Họ đã lắp đặt các thiết bị cảm ứng với độ dài của sóng hồng ngoại, dài hơn độ dài của ánh sáng nhìn bằng mắt thường (sóng này còn có thể đi xa hơn độ dài các tế bào quang điện hiện nay).
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng những tấm bảng dệt bằng hàng triệu ăng ten rất nhỏ, nhạy cảm với các quang tử IR của mặt trời và các nguồn khác. Đây là bước đầu tiên trong quá trình thu thập năng lượng với chi phí rẻ và cho sản lượng lớn.
Các ăng ten có kích thước nano có thể thu hồng ngoại trung bình, như là hồng ngoại chiếu xuống trái đất, ngay cả lúc nửa đêm, sau khi đã hấp thụ năng lượng mặt trời suốt cả ngày. Trong khi đó, pin mặt trời đang được sử dụng hiện nay mới chỉ thu được những ánh sáng mặt trời nhìn thấy được, và mất tác dụng vào ban đêm. Hơn nữa, sau khi được phát triển thêm, những ăng ten nano này còn có khả năng hấp thụ sức nóng dư thừa của các đồ vật vào ban đêm, và chuyển dạng năng lượng lãng phí này thành điện năng.
NASA đang phát triển công nghệ năng lượng hạt nhân.
Các phi hành gia của NASA sẽ cần những nguồn năng lượng khi họ quay lại Mặt Trăng và thiết lập một trạm không gian ở đây. Các kĩ sư đang khám phá khả năng của phân li hạt nhân để cung cấp năng lượng cần thiết và thực hiện những bước đầu tiên tiến tới công nghệ không hạt nhân của loại hệ thống này.
Một hệ thống năng lượng hạt nhân mặt đất (Fission Surface Power System) trên Mặt Trăng có tiềm năng để tạo ra một lượng điện ổn định 40 Kilowat, đủ cho khoảng 8 căn hộ trên Trái Đất. Nó hoạt động dựa trên sự phân chia các nguyên tử uranium trong một lò phản ứng để tạo nhiệt mà sau đó được sử dụng chuyển thành năng lượng điện. Hệ thống này có thể sản xuất lượng lớn năng lượng trong môi trường khắc nghiệt như trên bề mặt Mặt Trăng hoặc Hoả Tinh, bởi vì nó không dựa vào ánh sáng mặt trời. Những thành phần quan trọng nhất của hệ thống này một nguồn nghiệt và sự phân phối và điều hoà năng lượng.
“Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một đơn vị thí nghiệm công nghệ với tất cả những thành phần chính của hệ thống năng lượng hạt nhân mặt đất này và thực hiện thí nghiệm hệ thống phi hạt nhân trong một cơ sở mô phỏng không gian mặt đất”, theo lời Lee Mason, trưởng điều tra viên cho cuộc thí nghiệm tại trung tâm Glenn của NASA tại Cleverland.