Relative Content

Tag Archive for máy bay

Hiện tại và tương lai của máy bay không người lái (kỳ 2)

Bên cạnh việc phát triển đội bay MQ – 1 “dã thú” và MQ – 9 “thần chết”, quân đội Mỹ còn thực hiện dự án đầy tham vọng “hệ thống chiến đấu trên không không người lái kết hợp” (Joint Unmanned combat air system – JUCAS).

Trực thăng tí hon đa dụng

Các nhà sáng chế người Đức vừa thử nghiệm thành công máy bay lên thẳng 6 cánh MK-HexaKopter gắn camera và mang được vật nặng khoảng 1kg.

MK-HexaKopter nặng 1,2 kg, có tầm hoạt động 500m và có thể bay liên tục trong vòng 30 phút. Chip định vị GPS giúp máy bay có thể quay trở về nơi xuất phát một cách chính xác như một chiếc boomerang.

Máy bay có gắn 1 camera ghi hình giúp người sử dụng quan sát khoảng không gian rộng lớn từ trên cao, thông qua màn hình gắn trên điều khiển từ xa.

Thương mại hóa máy bay phản lực cá nhân

Công ty Máy bay Martin, trụ sở tại New Zealand, vừa quyết định sản xuất trên quy mô thương mại máy bay phản lực cá nhân (jetpack) nặng 115kg và có vận tốc tối đa 100km/h.

Martin hợp tác với một công ty máy bay quốc tế giấu tên để có đủ vốn sản xuất 500 máy bay phản lực cá nhân mỗi năm. Nhờ sự liên kết này, giá máy bay chỉ còn 100.000 USD, giảm 25.000 USD so với mức năm ngoái mà công ty đưa ra.

Glenn Martin, tác giả của máy bay phản lực cá nhân Martin, đã thiết kế jetpack mới với động cơ 200 mã lực và hai cánh quạt, có thể bay khoảng 30 phút với mức sử dụng nhiên liệu bằng xe ô tô.

Sức mạnh biến thể F-16

Với sự hợp tác của tập đoàn Lockheed Martin, một số nước dựa vào thiết kế của F-16 để phát triển phiên bản nội địa của loại máy bay chiến đấu đa nhiệm này.

Máy bay chiến đấu đa nhiệm F–16 Fighting Falcon (chim cắt chiến đấu) do tập đoàn General Dynamics nghiên cứu và phát triển, được xem là một trong những chiến đấu cơ hoạt động thành công nhất trên thế giới. Đã có gần 5.000 chiếc F–16 ra đời, phục vụ ở khoảng 25 quốc gia .

Năm 1993, cơ sở sản xuất máy bay của General Dynamics được bán cho Lockheed. Năm 1995, Lockheed trở thành một bộ phận của Lockheed Martin sau khi sáp nhập với Martin Marietta.

Từ năm 1995, Lockheed Martin đảm nhiệm công việc phát triển biến thể mới cho F–16.

Sức mạnh biến thể F-16

Với sự hợp tác của tập đoàn Lockheed Martin, một số nước dựa vào thiết kế của F-16 để phát triển phiên bản nội địa của loại máy bay chiến đấu đa nhiệm này.

Máy bay chiến đấu đa nhiệm F–16 Fighting Falcon (chim cắt chiến đấu) do tập đoàn General Dynamics nghiên cứu và phát triển, được xem là một trong những chiến đấu cơ hoạt động thành công nhất trên thế giới. Đã có gần 5.000 chiếc F–16 ra đời, phục vụ ở khoảng 25 quốc gia .

Năm 1993, cơ sở sản xuất máy bay của General Dynamics được bán cho Lockheed. Năm 1995, Lockheed trở thành một bộ phận của Lockheed Martin sau khi sáp nhập với Martin Marietta.

Từ năm 1995, Lockheed Martin đảm nhiệm công việc phát triển biến thể mới cho F–16.

Máy bay không người lái Global Hawk của NASA

Với thời gian bay liên tục lên tới 30 giờ ở độ cao 22km và sức chở hơn 900kg, máy bay không người lái nghiên cứu khoa học Global Hawk đã mở ra chương mới cho nghiên cứu khoa học Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Thử nghiệm máy bay siêu thanh quân sự HTV-2 thất bại

Các nhà khoa học quân sự Mỹ vừa tuyên bố việc mất liên lạc với chiếc máy bay siêu thanh HTV-2 trong vụ thử cuối tháng 4.

Chiếc máy bay không người lái Phương tiện kỹ thuật siêu thanh Falcon (HTV-2) được thiết kế cho việc bay qua vùng từ trung lưu trở lên. Nó có vận tốc Mach 20, tương đương 25.000 km/h. Mục đích của thiết kế là tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu trên Trái đất với vũ khí thông thường.

Tuần trước, HTV-2 đươc phóng từ trạm Không lực Vandenberg ở bang Californa (Mỹ) bằng tên lửa minotaur IV. Cuộc bay thử tiến hành trong 30 phút. Theo hành trình dự định, HTV-2 sẽ bay với tốc độ siêu thanh đến căn cứ quân sự thực nghiệm tại Kwajalein Atoll thuộc Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, ngay khi vừa tách khỏi bộ phận phóng, HTV-2 đã mất tín hiệu với trạm kiểm soát.

‘Bóng ma cá đuối’ của Boeing lộ diện

Mang dáng dấp một chiến đấu cơ của tương lai, “bóng ma cá đuối” là mẫu máy bay quân sự mới nhất do Boeing phát triển.

Được gọi là “bóng ma cá đuối”, hệ thống bay không người lái (UAS) đột phá này chính thức ra mắt trong buổi giới thiệu tại thành phố St Louis, Missouri, Mỹ vào hôm qua.

Loại máy bay do thám mới nhất này có độ sải cánh 15,24 m, dài 10,67 m và nặng 16.556 kg. Nó có thể hoạt động ở độ cao trên 12.000 m, cao hơn mức trung bình của các máy bay dân dụng cỡ lớn 3.000 m.

“Bóng ma cá đuối” có thể dễ dàng tuần tra trên biển với tốc độ 1.029 km một giờ, chỉ sau tốc độ âm thanh. 

Nga công bố máy bay nhỏ như ô tô

Đài RT của Nga vừa giới thiệu hình ảnh chiếc máy bay siêu nhỏ mang tên Sigma-5 có thể thu gọn cánh cho vào gara ôtô. Nó được đánh giá là phương tiện cá nhân góp phần giảm ách tắc đường bộ.

Sản phẩm của Công ty Thiết kế máy bay Nga có tải trọng đến 600 kg và đạt tốc độ gần 300 km/giờ.