Hiện tại và tương lai của máy bay không người lái (kỳ 1)
Trong một vài năm trở lại đây, phương tiện bay chiến đấu không người lái ngày càng tham gia nhiều hơn vào các chiến dịch quân sự trên thế giới. Đặc biệt, quân đội Mỹ đã đưa máy bay không người lái có vũ trang vào tiêu diệt quân Taliban tại Iraq và Afghanistan.
Phương tiện bay chiến đấu không người lái (Unmanned combat aerial vehicle – UCAV) thực chất là một biến thể phát triển từ máy bay trinh sát không người lái. Ngoài khả năng mang được các loại tên lửa và bom, UCAV còn đóng vai trò trinh sát, theo dõi mục tiêu.
Hiện nay, quân đội Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới đưa vào sử dụng rộng rãi UCAV trong vai trò tấn công Taliban ở Iraq, đặc biệt là các khu vực biên giới giữa Afghanistan và Pakistan.
Sau đây là hai UCAV (phương tiện bay chiến đấu không người lái) mà quân đội Mỹ triển khai trong các chiến dịch chống Taliban:
Phương tiện bay chiến đấu không người lái MQ-1 Predator (Dã thú)
MQ – 1Predator (dã thú) là hệ thống máy bay không người lái, thời gian hoạt đông dài, trần bay tầm trung; có nhiệm vụ chính là trinh sát có vũ trang, cảnh báo sớm và xác định các mục tiêu cần tấn công hỗ trợ cho các lực lượng khác.
Hiện tại và tương lai của máy bay không người lái (kỳ 2)
Bên cạnh việc phát triển đội bay MQ – 1 “dã thú” và MQ – 9 “thần chết”, quân đội Mỹ còn thực hiện dự án đầy tham vọng “hệ thống chiến đấu trên không không người lái kết hợp” (Joint Unmanned combat air system – JUCAS).
Máy bay không người lái Global Hawk của NASA
Với thời gian bay liên tục lên tới 30 giờ ở độ cao 22km và sức chở hơn 900kg, máy bay không người lái nghiên cứu khoa học Global Hawk đã mở ra chương mới cho nghiên cứu khoa học Trái Đất của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Lộ diện trực thăng không người lái của Nga
Tại triển lãm phương tiện bay không người lái và diễn đàn quốc tế lần thứ tư nằm trong diễn đàn công nghệ kỹ thuật quốc tế 2010 diễn ra ở Zhukovsky, Nga, công ty cổ phần Russian Helicopter trưng bày, giới thiệu hai mẫu trực thăng không người lái Korshun và Ka – 135.
Hai mẫu thiết kế theo chương trình phát triển phương tiện bay không người lái cất hạ cánh thẳng đứng của Nga hoạt động trên diện rộng với ba loại: tầm xa (trên 400 km), tầm trung (dưới 400 km) và tầm ngắn (100 km).
Trong hai mẫu, Korshun thuộc loại trực thăng không người lái tầm trung có trọng lượng 500 kg, tải trọng 150 kg, tầm hoạt động 300 km và tốc độ tối đa 170 km/h. Ka – 135 là trực thăng không người lái sử dụng cơ cấu cánh quạt đồng trục dùng động cơ pít tông. Trọng lượng của Ka – 135 là 300 kg, tải trọng 100 kg, tầm hoạt động 100 kg và tốc độ tối đa đạt 170 km/h.
Korshun và Ka – 135 được mong đợi là dùng cho nhiệm vụ giám sát môi trường, tuần tra bảo vệ an ninh trên không, nghiên cứu sinh thái, công tác khí tượng, hỗ trợ thông tin liên lạc trong khu vực gặp khó khăn.
Rô bốt bay của Mỹ sẵn sàng cất cánh
Tờ Navy Times vừa cho biết chiếc máy bay chiến đấu không người lái đầu tiên được thiết kế để hoạt động trên tàu sân bay Mỹ đã sẵn sàng cất cánh bay thử.
Những tuyệt tác của công nghệ thám hiểm đại dương
Đối với rất nhiều người trong số chúng ta, không gian bên ngoài Trái đất có lẽ là biên giới cuối cùng. Còn đối với các nhà nghiên cứu sinh vật biển, các đại dương cũng ẩn chứa nhiều bí ẩn như trong không gian.