Phát hiện thuốc nổ và ma túy từ… vân tay
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định cảnh sát có thể phát hiện dấu vết của heroin, cocaine, cần sa và thậm chí thuốc nổ trên một dấu vân tay.
Một nhóm chuyên gia tại Đại học Purdue, West Lafayette, bang Indiana, Mỹ đã sử dụng một kỹ thuật có tên DESI (desorption electrospray ionization), theo đó người ta phun một hợp chất hóa học hòa tan lên bề mặt dấu vân tay rồi phân tích các giọt dung dịch nằm rải rác trên dấu vân bằng phương pháp quang phổ học.
Theo giáo sư Graham Cooks, trưởng nhóm nghiên cứu, kỹ thuật này cung cấp “một hình ảnh về mặt hóa chất” của vân tay với độ phân giải cao hơn những kỹ thuật khác, đồng thời có khả năng phân tích một lượng vật chất có khối lượng khoảng một phần tỷ gram.
Công nghệ biến gỗ xấu thành gỗ tốt
Trữ lượng gỗ rừng trồng như thông, điều và cao su ở nước ta rất lớn. Tuy nhiên, thể tích cơ bản, tính chất cơ học, độ cứng của những loại gỗ này rất thấp, chỉ ở mức 154 kg/cm3 nên khó sản xuất đồ mộc, phục vụ các ngành khác.
Tiến sĩ Hoàng Thị Thanh Hương, ĐH Nông lâm TH HCM đã dùng các phương pháp cơ nhiệt, hóa cơ nhiệt, hóa học để biến tính chúng. Theo đó, gỗ cao su, gỗ điều được áp dụng phương pháp hóa cơ nhiệt để tăng độ bền; đối với gỗ hông, áp dụng phương pháp cơ nhiệt. Cũng có thể biến tính gỗ cao su và điều bằng phương pháp hóa học.
Kết quả cho thấy, độ bền uốn tĩnh của gỗ đã tăng lên từ 30 -50%: cao su từ 963 kg/cm3 tăng lên 1287 kg/cm3; điều từ 843 kg/cm3 tăng lên 1151,82 kg/m3; hông từ 449 kg/cm3 tăng lên 720 kg/cm3.
Công nghệ này còn được sử dụng để biến tính nhiều loại gỗ rừng trồng nhẹ, thiếu bền để cung cấp cho thị trường và xuất khẩu.
Những thiết bị công nghệ lấy cảm hứng từ khoa học viễn tưởng
Từ động cơ chạy bằng rác đến các khẩu súng được làm từ chất béo, các thiết bị từ những phim ảnh khoa học viễn tưởng ngày trước tưởng chừng không có trên thế giới nay đã xuất hiện ở nhiều nơi mà người dùng có thể chiêm ngưỡng.