Camera nội soi điều khiển bằng từ trường
Các nhà nghiên cứu Anh và Đức cho biết họ vừa chế tạo thành công hệ thống điều khiển đầu tiên dành cho camera nội soi.
Khi bệnh nhân nuốt một camera với kích thước lớn hơn viên kẹo, thiết bị sẽ di chuyển thông qua ruột và truyền hình ảnh bên trong tới thiết bị nhận ở bên ngoài được bệnh nhân đeo bên hông. Thiết bị này chứa dữ liệu, vì thế các bác sĩ có thể phân tích và phát hiện tình trạng xuất huyết hay các ung bướu bên trong.
Nếu để camera di chuyển tự nhiên, nó không hoàn toàn thích hợp cho việc kiểm tra thực quản và bao tử do thời gian di chuyển quá nhanh: thời gian camera di chuyển trong thực quản chỉ khoảng 3-4 giây, chỉ có thể chụp được 2 hay 4 hình ảnh/giây và khi đến bao tử, nó rơi rất nhanh xuống vách bên dưới của bao tử.
Với hệ thống điều khiển mới, các bác sĩ có thể cho camera dừng trong thực quản, di chuyển nó lên hay xuống, điều chỉnh góc quay của camera theo yêu cầu… Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể xem xét hình ảnh ở vách bao tử.
Phẩy tay để… chuyển kênh tivi
Với một phần mềm nhận dạng cử động và webcam, ngày mà chúng ta tạm biệt những chiếc điều khiển tivi từ xa sẽ không còn xa nữa.
Các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu công nghệ của tập đoàn Toshiba tại thành phố Cambridge (Anh) đã phát triển một công nghệ cho phép con người điều khiển tivi bằng cử động của đôi tay, chẳng hạn như sờ tai phải (tăng âm lượng), giơ tay (tạm dừng), sờ trán (tăng độ sáng màn hình), sờ cằm (giảm độ tương phản), phất tay (chuyển kênh).
Cảm biến hồng ngoại điều khiển thiết bị bằng nét mặt
Thiết bị điều khiển từ xa nhỏ xíu đeo trên tai do Nhật Bản phát minh có thể giúp người sử dụng tạm dừng iPod bằng cách… thè lưỡi ra hay chuyển sang bài hát khác nếu mở to mắt.
Điều khiển robot bằng suy nghĩ
Honda vừa giới thiệu công nghệ mới cho phép con người ra lệnh cho robot bằng suy nghĩ mà không cần dùng điều khiển từ xa hay sử dụng giọng nói.
Đó là kết quả của thành tựu công nghệ cảm biến mà Honda đạt được. Theo đó, những mệnh lệnh như di chuyển, chạy, ăn… đều được nhận biết qua dòng điện nhỏ thu được trên lớp da ở đầu người. Theo các chuyên gia của Honda, các dòng điện này được hình thành do sự thay đổi lượng máu lưu thông trong não người khi họ suy nghĩ.
Điều khiển bàn tay máy bằng ý nghĩ
Nhờ bàn tay máy đặc biệt mà một thanh niên Italy vẫn thực hiện được các động tác phức tạp dù mất cẳng tay trái.
Công nghệ tương lai – vẫy tay điều khiển vô tuyến
Trong tương lai, nhờ công nghệ nhận biết cử chỉ 3D, chúng ta chỉ cần vẫy tay là có thể điều khiển được những thiết bị điện tử.
Một tập hợp chuyển động của các ngón tay sẽ giúp đổi kênh hay vặn to, thủ nhỏ âm thanh vô tuyến. Trong các thiết bị chơi điện tử, chuyển động của cơ thể đã giúp điều khiển nhân vật ảo trên màn hình.
Đây được gọi là công nghệ nhận biết cử chỉ 3D và mặc dù nó không xuất hiện trong mùa Giáng sinh năm nay, một số công ty công nghệ đang cam kết sẽ tung công nghệ này ra thị trường vào mùa Giáng sinh năm tới.
Công ty phần mềm Softkinetic ở Brussels là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực điều khiển bằng cử chỉ đã hợp tác với đai gia sản xuất thiết bị bán dẫn Mỹ Texas Instruments cùng nhiều nhà sản xuất khác để hiện thực hóa công nghệ trên.
Ngoài Texas Instruments, Softkinetic còn hợp tác với hãng Orange Vallee chuyên về tương tác với vô tuyến (Pháp), nhà sản xuất camera và cảm biến 3D Optrima (Bỉ) cùng công ty tự động gia dụng Connecting Technology (Pháp).
Giám đốc điều hành Softkinetic, ông Michel Tombroff cho biết: “Về khía cạnh tiêu thụ có ba thị trường tiềm năng – vô tuyến, trò chơi điện tử và máy tính cá nhân. Mục tiên của chúng tôi là đưa công nghệ này ra thị trường vào cuối năm tới, thời điểm Giáng sinh.
Cũng như Nintendo Wii đã hoàn toàn làm thay đổi cách chơi trò chơi điện tử công nghệ camera 3D này sẽ cho phép chúng ta hoàn toàn thay đổi cách tương tác với vô tuyến”.
Roger Kay, Chủ tịch Endpoint Technologies Associates cho biết, công nghệ nhận biết cử chỉ có “định hướng chính xác vì bất cứ giải pháp nào dẫn tới một giao diện tự nhiên hơn với con người đều chuẩn hơn”. Ông khẳng định: “Những gì mà tôi thấy qua bản demo là rất chuẩn xác”.
Đại gia phần mềm Microsoft đã trình diễn một chương trình về công nghệ nhận biết cử chỉ có tên gọi “Dự án Natal” cho các giải pháp Xognition, theo đó sử dụng một camera 3D “trông giống như một webcam nhỏ” đặc trên nóc vô tuyến hoặc màn hình máy tính để điều khiển.
Tombroff cho biết thêm “Công nghệ mới có thể giám sát toàn bộ thân thể và bạn không cẩn phải cầm nắm một thứ gì. Chỉ cần đứng lên hoặc vẫy tay là đã có thể điều khiển mà không cần thông qua bất cứ thiết bị trung gian nào”.
Biến iPhone thành điều khiển từ xa
Chỉ với một thiết bị nhỏ bằng một đốt ngón tay, chiếc iPhone của bạn sẽ trở thành chiếc điều khiển từ xa vạn năng cho tất cả các thiết bị điện tử trong nhà.
Trong thời đại bùng nổ của HDTV, rạp hát tại gia, các hệ máy chơi game và truyền thông trực tuyến, chắc hẳn bạn sẽ có cả một bộ sưu tập các loại điều khiển từ xa trong phòng khách.
Bộ sưu tập này không hề thú vị như bạn tưởng, đôi khi nó còn mang tới cho bạn những cơn đau đầu. Đó có thể là vì thiết kế nút khác nhau, mất nắp đậy pin, vô số những viên pin sạc… hoặc là không thể tìm ra cách bật DVD với một loạt các loại điều khiển từ xa.
Công ty L5 Technology đã tung ra một thiết bị gắn vào iPhone hoặc iPod Touch cho phép biến chiếc điện thoại, máy nghe nhạc cảm ứng thông minh của bạn trở thành chiếc điều khiển từ xa vạn năng.
Ngôi nhà thông minh điều khiển bằng ý nghĩ
Đưa tay bật đèn, điều khiển TV, lấy chìa khoá mở cửa… tất cả những việc đó sẽ trở thành quá khứ khi công nghệ giao diện máy tính-não (brain-computer interface, viết tắt BCI) đang thử nghiệm tại châu Âu cho phép người tiêu dùng thực hiện mọi việc hoàn toàn nhờ vào sự suy nghĩ.
Công nghệ này đã được trình diễn tại CeBIT ở Hannover vào tháng Ba cung cấp một phương cách mới để điều khiển các thiết bị điện tử kết nối với nhau chỉ thông qua sự suy nghĩ trong đầu óc của “chủ nhà”. Công nghệ ấy là cơ sở để thiết kế các ngôi nhà thông minh trong tương lai, giúp những người tàn tật chủ động trong cuộc sống của mình.
“Công nghệ BCI giúp ta bật đèn, chuyển kênh chiếc vô tuyến, mở đóng cửa bằng một động tác cực kỳ đơn giản: chỉ cần nghĩ về điều mình cần làm là đủ”. Ông Christoph Guger, Tổng giám đốc điều hành của Công ty kỹ thuật y khoa G.tec giải thích.
G.tec quy tụ một nhóm chuyên gia các trường ĐH và các Viện nghiên cứu thiết kế một ngôi nhà thông minh, với tư cách là một bộ phận của dự án Presenccia do EU tài trợ, nhằm liên kết công nghệ BCI của các nước thành viên EU thành một mạng thống nhất. Mục tiêu của G.tec – cũng là mục tiêu của mạng liên kết này – là một ngôi nhà với đầy đủ các chức năng đã được tạo ra trong hiên thực ảo. Nó gồm nhà bếp, phòng tắm, các phòng ngủ… cũng như mọi tiện nghi khác như bất cứ một ngôi nhà bình thường nào.
Các thiết bị ghi điện não đồ được dùng để kiểm tra hoạt động điện trong não của người sử dụng thông qua rất nhiều điện cực gắn trên chiếc mũ đội đầu. Sau một thời gian huấn luyện, hệ thống này đã nhận diện được những sơ đồ đặc trưng của hoạt động thần kinh hình thành khi họ nghĩ đên một hành động cụ thể nào đó và tiếp đó, hành động sẽ được thực hiện. Người ngoài có thể theo dõi thông qua hiện tượng này từ các tín hiệu nhấp nháy của ánh sáng hoặc sóng vô tuyến.
Giải phóng khả năng cho những người tàn tật
Hiện tượng dịch chuyển và điều khiển các đồ vật hoàn toàn dựa vào dòng điện của sự suy nghĩ đã tạo ra cho những người tàn tật các khả năng mới và khả năng đang được giải phóng. Nó giúp cho những người liệt (hoặc bị cụt) cả tứ chi sử dụng được các chi giả một cách chủ động, cho phép những người mà cuộc sống gắn liền với chiếc xe lăn có thể đi lại trong hiện thực ảo và điều này đã được chứng minh trong một cuộc trình diễn của các nhà nghiên cứu Presenccia.
Mel Slater, điều phối viên của dự án Presenccia cho biết “Môi trường mạng (ảo) có thể được sử dụng để huấn luyện cho những người tàn tật điều khiển chiếc xe lăn thông qua giao diện giữa bộ não và máy tính. Học trong hiện thực ảo sẽ an toàn hơn là học trong thế giới thực, vì trong thế giới thực những sai lầm có thể gây ra các tai nạn, để lại hậu quả trên cơ thể”.
Điều khiển xe lăn bằng hơi thở
Xe lăn và bàn phím máy tính hoạt động nhờ hơi thở cho phép những người liệt điều khiển xe lăn, truy cập mạng Internet và viết thư điện tử.
Công nghệ điều khiển bằng cử chỉ
Hãng xe Toyota cho biết đang phát triển công nghệ cho phép tài xế thao tác các chức năng giải trí trong xe hơi, như điều chỉnh âm lượng radio, bằng cái khoát tay đơn giản.