Xôn xao UFO ở Mỹ
Vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời một thành phố tại Mỹ và phát ra ánh sáng màu xanh dương.
Cấm bật ĐTDĐ trên máy bay – nỗi sợ hoang đường?
Dù vẫn chưa có nghiên cứu tin cậy nào khẳng định ĐTDĐ sẽ ảnh hưởng đến an toàn hàng không, nhưng trên các chuyến bay, sử dụng thiết bị này vẫn bị cấm.
Nhật Bản thử nghiệm sử dụng điện thoại di động trong ngăn chặn dịch bệnh
Nếu không có các biện pháp cần thiết, dịch bệnh H1N1 sẽ nhanh chóng tấn công học sinh tại các trường học, rồi từ đó lan sang phụ huynh và các thành phần khác trong cộng đồng. Nhưng các nhà chức trách đang nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh và bảo vệ các trường học với việc sử dụng điện thoại di động.
Bối cảnh là một dịch bệnh xảy ra thật sự, đây là một thí nghiệm do chính phủ Nhật Bản tiến hành. Một công ty thuộc tập đoàn Softbank, nhà cung cấp Internet và điện thoại cầm tay lớn nhất Nhật Bản, đã đề xuất hệ thống sử dụng điện thoại để hạn chế dịch bệnh.
Chi tiết cụ thể hiện vẫn chưa được ấn định, nhưng Softbank hi vọng sẽ chọn một trường tiểu học với 1.000 em học sinh và trang bị cho các em điện thoại có cài GPS. Vị trí của các em này sẽ được ghi lại từng phút và lưu trữ trên server trung tâm.
Một vài học sinh sẽ được giả định là đã nhiễm cúm, và việc di chuyển của các em trong một vài ngày sẽ được so sánh với những em còn lại. Dữ liệu GPS lưu trữ khi đó có thể được sử dụng để quyết định những em nào đã đi chung đường với em nhiễm cúm và có nguy cơ bị lây nhiễm.
Gia đình của các em “nguy cơ” này sẽ được thông báo qua tin nhắn tới điện thoại di động của họ, hướng dẫn họ cho con tới bác sĩ kiểm tra. Trong bối cảnh dịch bệnh bùng nổ thực sự, việc làm này có thể hạn chế tỉ lệ lây nhiễm mới.
“Số người bị nhiễm bởi một căn bệnh như thế này thường tăng nhanh theo cấp số nhân. Nếu tỉ lệ giảm đi, dù chỉ một chút, cũng sẽ là một bước tiến lớn trong kiểm soát tình hình dịch bệnh,” Masato Takahashi, cán bộ về chiến lược cơ sở hạ tầng của Softbank, phát biểu.
Ông minh họa bằng tính toán: nếu một người nhiễm cúm lây bệnh cho ba người khác trong một ngày, và mỗi người mới lây này lại truyền cúm cho 3 người khác nữa, thì ngày thứ 10 sẽ có khoảng 60.000 người mắc bệnh. Trong trường hợp mỗi người nhiễm cúm chỉ truyền bệnh cho 2 người khác, thì vào ngày thứ 10, con số lây nhiễm chỉ là 1.500.
Thí nghiệm đã hình thành từ trước khi bùng phát dịch cúm lợn, nhưng giờ đây mới thực sự được chú ý nhiều vì hiện tại Nhật Bản là nước xác nhận số ca nhiễm lớn nhất bên ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ.
Đàm thoại không cần nói thành lời
Một công nghệ mới được công bố tại hội chợ CeBIT nhận dạng chuyển động của môi và chuyển thành giọng nói, giúp người dùng điện thoại di động có thể nói chuyện dễ dàng dù xung quanh ồn ào.
Tại CeBIT, Viện Công nghệ Karlsruhe (KIT) giới thiệu “Những âm thanh im lặng” có thể ghi điện đồ, theo dõi chuyển động của những cơ môi nhỏ nhất và chuyển đổi chúng thành xung điện. Sau đó, tín hiệu được chuyển hóa thành lời nói gửi sang đầu dây bên kia.
Để cảm nhận chuyển động của cơ môi, nhóm nghiên cứu của KIT dán các điện cực vào da. Michael Wand, một chuyên gia của viện, cho biết: Hiện các điện cực này để bên ngoài nhưng trong tương lai, chúng sẽ được tích hợp vào điện thoại di động.
Sạc pin điện thoại bằng giọng nói
Các nhà khoa học Hàn Quốc chế tạo thành công một loại siêu vật liệu có khả năng biến các cuộc nói chuyện thành nguồn cung cấp điện cho điện thoại.
Xạc điện thoại di động từ xa
Hãng Fujitsu của Nhật vừa công bố một công nghệ sử dụng nam châm để xạc hơn một thiết bị điện tử cùng một lúc, hoàn toàn bằng công nghệ không dây.
Điện thoại di động giúp cảnh báo bệnh cúm, sốt
Các nhà khoa học thuộc Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ vừa nghiên cứu một mẫu điện thoại di động mới có thể cảnh báo một số loại bệnh phổ biến như bệnh cúm.
Pin điện thoại sẽ nhỏ bằng hạt muối
Những quả pin lithium mà chúng ta thấy trong điện thoại di động và máy tính xách tay có thể được thu nhỏ bằng hạt muối trong tương lai, song khả năng sản xuất điện của chúng không giảm.
Nhận diện khuôn mặt thay mật khẩu
Các nhà khoa học tại Đại học Manchester đã phát triển được một phần mềm cho điện thoại di động để chúng có thể nhận diện khuôn mặt người dùng theo thời gian thực.
Dùng ĐTDĐ làm khóa phòng khách sạn
Khách du lịch tại một khách sạn ở Stockholm đã có thể sử dụng điện thoại di động thay vì chìa khóa hoặc thẻ từ để mở cửa phòng. Đó là thử nghiệm mới của Assa Abloy AB, hãng sản xuất khóa cửa lớn nhất thế giới.