Relative Content

Tag Archive for điện năng

Động cơ ánh sáng

Từ nguyên lý hội tụ ánh sáng, năng lượng Mặt trời chiếu vào gương, ánh sáng phản chiếu, hội tụ vào động cơ, nhóm các nhà khoa học Viện Vật lý thuộc Viện KH&CN Việt Nam đã làm động cơ hoạt động, biến năng lượng ánh sáng thành điện năng, cơ năng.

Ts. Nguyễn Thế Hùng – Chủ nhiệm công trình cho biết, những ngày thử nghiệm đầu tiên nhóm nghiên cứu đã dùng giấy bạc dán lên chiếc gương lõm tự chế, nguồn nhiệt hội tụ đã đốt cháy giấy, dây điện. Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, ông tìm được chiếc gương lõm của Nga với đường kính hơn 40cm có độ chính xác cao, khả năng hội tụ ánh sáng chính xác, nhiệt độ thu gom có thể nung đỏ thanh sắt.

Từ nguyên lý tích, tản nhiệt trong tự nhiên, ông suy đoán về cột mốc năng lượng thứ ba có khả năng thu năng lượng từ ánh nắng Mặt trời để làm nóng không khí trong động cơ. Khí nóng bị giãn nở, sinh ra lực đẩy, làm xi lanh chuyển động. Từ đó, ông nghĩ đến việc thiết kế chiếc động cơ chạy bằng ánh nắng Mặt trời.

Sản xuất kính không bám bụi từ ‘thảm cỏ nano’

Các nhà khoa học thuộc ĐH Tel Aviv, Israel đã tìm ra một loại vật liệu nano có thể ứng dụng để chế tạo lớp phủ tự làm sạch cho cửa kính và giúp tăng khả năng lưu trữ điện năng cho pin.

Trong khi đi tìm phương pháp chữa bệnh Alzheimer, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tel Aviv đã phát hiện ra một loại vật liệu nano mới có thể chống bụi và nước, với khả năng ứng dụng để chế tạo các lớp phủ tự làm sạch cho cửa kính hoặc các tấm pin mặt trời.

Không giống như các vật liệu chống bụi cũ có cấu tạo bề mặt tương tự lá sen hoặc lá khoai nước, vật liệu mới này được tạo thành từ các phân tử peptide (một dạng chuỗi axit amin) sắp xếp như một thảm cỏ. Ngoài ra, lớp vỏ này có tính siêu điện dung, mang lại khả năng cung cấp năng lượng điện với mật độ cao.

Các nhà nghiên cứu tại ĐH Tel Aviv đã tìm ra cách điều khiển các hạt nhân và phân tử của một loạt các peptide ngắn, làm cho chúng tạo thành một thảm cỏ tí hon trên bề mặt. Các peptide ngắn này vốn rất sản xuất dễ dàng và tốn ít chi phí đã được sử dụng để tạo các ống nano tự liên kết dưới điều kiện nhiệt độ cao.

Siêu tụ điện bền, nhẹ, rẻ, đa dụng làm từ giấy

Bằng cách nhúng một mảnh giấy thông thường vào mực pha các ống nano (nanotube) cácbon và dây dẫn nano (nanowire) bạc, các nhà khoa học đã có thể tạo ra một chiếc pin giá rẻ hay siêu tụ điện rất nhẹ, có thể uốn cong và rất bền.

Mảnh giấy có thể vò nhàu, gập hay thậm chí là nhúng vào axít hoặc các dung môi cơ bản mà vẫn hoạt động bình thường nên có thể sử dụng cho nhiều ứng dụng. 

Thiết bị tạo điện mạnh gấp 80 lần

Máy Z-Machine có thể sẽ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng của thế giới. Thiết bị đặc biệt này có thể phát ra khoảng 290 teraoát/giờ (bằng 1.012 Wh), gấp 80 lần công suất phát điện của thế giới hiện nay.

Nhựa phóng điện

Điện thoại di động sẽ mỏng như thẻ ngân hàng, còn màn hình máy tính có thể được cuộn lại như tờ báo nhờ sự ra đời của một loại vật liệu mới. 

Dùng điện mặt trời bằng công nghệ cao

Công ty ComEd (Mỹ) sẽ khởi động chương trình thí điểm lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời cho khách hàng từ tháng 5. Họ sẽ được cung cấp thiết bị công nghệ cao để quản lý việc sử dụng điện, hóa đơn, truy cập ứng dụng web.

Công ty sẽ lắp đặt các tấm pin mặt trời và một số thiết bị phụ trợ trong 100 căn nhà. Khách hàng còn được lắp một loại công tơ đặc biệt có khả năng đo và thông báo lượng điện tiêu thụ cũng như số tiền mà khách hàng phải trả hằng giờ.

Ngoài ra, các công tơ này “thưởng” cho khách hàng tạo ra năng lượng dư thừa và lượng năng lượng này sẽ được “bơm” trở lại lưới điện.

Ống nano carbon có thể sinh dòng điện lớn

Các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) vừa phát hiện phương thức phát điện mới: lợi dụng ống nano carbon để tạo ra dòng điện, có thể áp dụng cho những thiết bị siêu nhỏ.

Michael Strano, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết, dự án mở ra trang mới trong lĩnh vực nghiên cứu năng lượng.

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chuẩn bị ống nano carbon có đường kính 1nm, sau đó phủ một lớp nhiên liệu lên bề mặt của ống, lợi dụng chùm laser hoặc tia lửa điện cao áp đốt cháy lớp nhiên liệu một đầu ống. Khi đó, sóng nhiệt sản sinh chuyển động men theo ống.

Nhiệt lượng sinh ra trong quá trình trên truyền đi với tốc độ rất nhanh, hình thành dòng sóng nhiệt đưa điện tử chuyển động, tạo ra dòng điện lớn.

Tương lai của máy bay điện

Cùng với triển vọng phát triển của xe điện, tương lai của máy bay điện hoàn toàn là điều có thể hình dung ra, với ưu thế vượt trội so với máy bay thông thường: thân thiện môi trường, yên tĩnh, hiệu suất cao…

Điểm đáng lưu tâm đầu tiên của máy bay điện là động cơ có hiệu suất cao hơn, đáng tin cậy và yên tĩnh hơn nhiều so với những loại động cơ đốt trong hiện nay. Những đặc tính này có thể mang lại một cuộc cách mạng trong cách mà chúng ta vẫn du lịch trên bầu trời, đặc biệt là nếu các kỹ sư giải quyết được vài vấn đề kỹ thuật nhỏ.

Chủ tịch của Tổ chức so sánh tính hiệu quả của chuyến bay hàng không (CAFE), cơ quan độc lập chuyên thử nghiệm các chuyến bay, ông Brien Seeley, cho biết: “Động cơ điện tốt hơn từ ba đến bốn lần so với động cơ đốt trong việc điều khiển thiết bị đẩy máy bay. Độ tin cậy của nó cũng cao gấp 10 – 20 lần loại động cơ piston thông thường”. 

Triển khai dự án sản xuất điện bằng động cơ ánh sáng

Dự án Nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời theo nguyên lý tích tản (động cơ chạy bằng ánh sáng) do TS Nguyễn Thế Hùng, Viện Vật lý (Viện Khoa học – công nghệ VN) chủ trì vừa được Bộ Khoa học – công nghệ quyết định cho thực hiện trong năm 2011.

Phục hồi trí nhớ bằng sốc điện

Các nhà khoa học cho biết sốc điện có thể phục hồi trí nhớ cho người bệnh. Theo đó, truyền một lượng điện năng nhỏ vào não có thể giúp phục hồi trí nhớ 11%.