Điều khiển bàn tay máy bằng ý nghĩ
Nhờ bàn tay máy đặc biệt mà một thanh niên Italy vẫn thực hiện được các động tác phức tạp dù mất cẳng tay trái.
Mắt điện tử mang lại ánh sáng cho người mù
Một người mù ở Anh từng nghĩ có lẽ anh sẽ không bao giờ còn có thể nhìn thấy ánh sáng, nhưng giờ đây dưới sự trợ giúp của mắt điện tử, thị lực của anh đang được khôi phục.
Peter Lane năm nay 51 tuổi, là cha của hai đứa trẻ. Khi 20 tuổi, anh đã mắc phải viêm võng mạc sắc tố, thị lực bắt đầu giảm sút, cuối cùng đã bị mù hoàn toàn.
Đầu năm 2009, Peter Lane đã trải qua một cuộc phẫu thuật bốn giờ đồng hồ tại bệnh viện mắt Manchester, các bác sỹ đã cấy ghép một bộ thu tín hiệu vào mắt của anh ta. Sau hai tháng hồi phục, Peter Lane bắt đầu thử sử dụng mắt điện tử. Đầu tháng này, mọi vật đã dần dần xuất hiện ra trước mắt anh.
“Tôi nhìn thấy những hình ảnh lay động, phải từ từ thích ứng. Nhưng tôi đã nhìn thấy những chiếc ô tô, trông chúng giống như những tấm chăn bông”, Peter Lane nói.
Sử dụng cảm biến phát hiện hư hỏng của pin lithium – ion
Các nhà khoa học làm việc tại Phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng, Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, đã phát triển thiết bị cảm biến rẻ tiền (dựa trên mối liên hệ nội tại giữa: thông số điện năng dễ dàng đo được và nhiệt độ bên trong của tế bào pin lithium – ion), giúp cảnh báo trước về những hỏng hóc nghiêm trọng (tình trạng quá nhiệt bên trong của pin lithium – ion: diễn ra chỉ 1 vài giây và nếu không có biện pháp khắc phục được thực hiện ngay lập tức, sẽ gây cháy nổ ở xe điện, điện thoại di động và máy tính xách tay) của pin lithium – ion (vốn được sử dụng rộng rãi trong các xe điện, xe hybrid; các ứng dụng lưới điện, quân sự và ngành hàng không vũ trụ) để tiến hành điều chỉnh nhiệt độ ở bề mặt giao diện điện hóa quan trọng giữa các điện cực và chất điện phân.
Sản xuất điện bằng ốc sên
Đường trong máu của một con ốc sên được tận dụng để tạo ra điện cho những điện cực đặc biệt trong cơ thể nó. Ý nghĩa của phát hiện này là một ngày nào đó cơ thể chúng ta cũng sẽ làm ra điện.
Mở khóa máy tính bằng sóng não
Những thiết bị được kích hoạt bằng ý nghĩ có thể sẽ không còn là chuyện viễn tưởng trong tương lai. Mới đây, các nhà khoa học Tây Ban Nha đã chế tạo thành công một hệ thống cho phép người dùng mở khóa máy tính bằng ý nghĩ, với độ chính xác đến 94%.
Thiết bị cấy ghép não giúp bệnh nhân giao tiếp bằng suy nghĩ
Một bệnh nhân mất khả năng đi lại và nói chuyện ở Hà Lan có thể điều khiển thiết bị cấy ghép mới để giao tiếp bằng suy nghĩ mà không cần sự giám sát của chuyên gia y tế.