Lá nhân tạo phân tách H2O dưới ánh nắng mặt trời
“Lá nhân tạo”, một thiết bị có thể khai thác ánh nắng mặt trời để phân tách nước thành hydro và oxy mà không cần bất kỳ kết nối bên ngoài, được nhìn thấy như là một chiếc lá cây thực sự, mà còn có khả năng chuyển đổi năng lượng của ánh sáng mặt trời trực tiếp thành dạng hóa chất có thể lưu trữ được.
Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Daniel Nocera (MIT) đã tạo ra một tế bào năng lượng mặt trời còn được gọi “lá nhân tạo”: Giống hệt như lá cây, thiết bị này có thể phân tách phân tử H2O dưới tác dụng trực tiếp của ánh nắng mặt trời thành nhiên liệu hóa học (hydro và oxy) có thể được lưu trữ và sử dụng sau này như là một nguồn năng lượng.
Lá nhân tạo sản xuất năng lượng từ nước ô nhiễm
(khoahoc.tv) – Một đặc điểm mới đã được thêm vào “lá nhân tạo” thật đầu tiên của thế giới, làm thiết bị này phù hợp hơn để cung cấp cho người dân sinh sống tại các nước đang phát triển và các khu vực hẻo lánh với nguồn điện, các nhà khoa học đã báo cáp tại New Orleans vào ngày 8/4. Nó làm lá nhân tạo có khả năng tự hàn gắn các tổn hại xảy ra trong quá trình sản xuất năng lượng.