Relative Content

Tag Archive for công nghệ

Phát hiện nhanh xăng nhiễm acetone bằng… vani

Thay vì phải đầu tư cả tỷ đồng để phát hiện acetone có trong xăng, các nhà khoa học Việt Nam vừa khám phá có thể dùng vani (thường dùng nấu chè, tạo mùi thơm) để phát hiện nhanh acetone có trong mẫu xăng… và chỉ tốn tối đa mấy chục ngàn đồng.

Sử dụng vanillin (người nội trợ thường gọi là vani, cho vào chè, rau câu… tạo mùi thơm), người ta có thể phát hiện và phân tích nhanh hàm lượng acetone trong mẫu xăng bị nghi ngờ…

Đây là kết quả thú vị vừa được ThS. Nguyễn Thị Thu Vân – khoa Công nghệ hóa học, ĐH Bách khoa TP.HCM đưa ra trong đề tài “Nghiên cứu khả năng phát hiện – phân tích nhanh acetone và các hợp chất có gốc carbonyl trong xăng”.

Chìa khoá của đề tài là dựa vào khả năng acetone tan trong nước nhiều hơn tan trong xăng: dùng nước chiết acetone ra khỏi xăng và phân tích acetone trong pha nước.

Robot giúp việc nhà

Các kỹ sư Nhật Bản vừa trình làng thêm một loại robot mang tên SmartPal V, để giúp con người làm việc nhà.

Các con thú bông được vứt lăn lóc trong một gian căn phòng tại triển lãm kỹ thuật robot ở TP Kitakyushu, Nhật Bản. Sau đó, các kỹ sư của Tập đoàn Yasakawa Electric bắt đầu thả “những đứa trẻ” SmartPal V vào. Những con robot này nhanh chóng thu dọn đồ chơi, xếp ngăn nắp trên giá đựng, sau đó bắt đầu hút bụi, làm sạch sàn nhà.

SmartPal V không phải là loại robot mới. Nó được thiết kế từ tháng 11 năm ngoái và đã là thế hệ thứ 5. Tuy nhiên đến nay nó mới được giới thiệu rộng rãi trước công chúng. Robot SmartPal V được sản xuất nhằm giúp con người làm những việc nặng nhọc trong gia đình. Đặc biệt đối với Nhật Bản – đất nước có tỷ lệ sinh thấp, có nhiều người cao tuổi – thì điều này rất có ý nghĩa. SmartPal V sẽ nâng cao chất lượng đời sống cho người dân xứ hoa anh đào.

Con người và máy móc sẽ hợp nhất?

Lần đầu tiên, một hội nghị bàn về các nguy cơ thảm họa toàn cầu được tổ chức với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành trên thế giới. Hội nghị khai mạc hôm 17-7, tại Đại học Oxford (Anh).

Tiếp nhiên liệu tại nhà

Trạm cung ứng tạo ra đủ nhiên liệu hyđrô để vận hành thiết bị điện trong gia đình và ô tô vừa được giới thiệu tại Luân Đôn (Anh).

Thị trấn đầu tiên được cấp điện từ năng lượng gió

Bốn tuốc bin cấp điện cho thị trấn 1300 dân Rock Port ở Mỹ đã biến nơi này thành cộng đồng đầu tiên ở Mỹ dựa hoàn toàn vào năng lượng gió để hoạt động

Trước đó, Bộ Năng lượng Hoa Kỳ công bố một bản đồ cho biết miền Tây bắc của bang Missouri là nơi tập trung nhiều năng lượng gió nhất của bang và có một số vị trí có thể thích hợp cho việc phát triển thiết bị gió.

Thế là bốn tuốc bin gió đã được xây dựng ở thị trấn Rock Port của Missouri. Việc lắp đặt tuốc bin gió cung cấp năng lượng cho Rock Port là một phần của một hệ thống lớn hơn bao gồm 75 tuốc bin được xây dựng trên khắp ba tỉnh ở bang này để thu năng lượng gió.

Bốn tuốc bin cấp điện cho thị trấn 1300 dân này đã biến Rock Port thành cộng đồng đầu tiên ở Mỹ dựa hoàn toàn vào năng lượng gió để hoạt động.

Robot “người mẫu”

Viện Nghiên cứu robot thuộc Tổ chức Nghiên cứu công nghiệp mới (thành phố Kobe, Nhật Bản) vừa phát triển một loại robot có thể tạo dáng như một người mẫu thời trang.

Kính sát tròng “đa năng”

Kính sát tròng không chỉ là thấu kính điều chỉnh thị lực, trong tương lai nó còn có thể chữa các bệnh về mắt, theo các nhà khoa học Mỹ.

Bằng cách sử dụng các phân tử nano bạc kháng sinh và dẫn điện (antibiotic) để làm kính sát tròng, các nhà nghiên cứu ĐH California (Mỹ) có thể giám sát liên tục áp suất bên trong mắt (nhãn áp) để cung cấp thuốc vào mắt một cách trực tiếp và không làm đau.

Loại kính mới này hứa hẹn giúp điều trị có hiệu quả các căn bệnh như tăng nhãn áp và có thể cứu hàng triệu người thoát khỏi bóng tối.

Áp suất thay đổi trong mắt là dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh tăng nhãn áp. Sự thay đổi này diễn ra liên tục, có thể từ ngày này sang ngày khác, thậm chí từ phút này sang phút khác. Tuy nhiên hiện nay các bác sĩ chỉ có thể đo áp suất trong mắt với khoảng thời gian cách nhau vài tháng (phụ thuộc vào bệnh nhân), dẫn đến khó kiểm soát diễn biến của bệnh.

Camera đầu tiên nhìn giỏi như mắt người

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tạo ra chiếc camera đầu tiên trên thế giới có trường nhìn rộng như mắt người, có thể làm cách mạng hóa công nghệ chụp hình.

Thiết bị nguyên mẫu có kích cỡ và hình dáng giống như một con mắt thật và có “võng mạc” cong nhạy cảm với ánh sáng.

Phát hiện thuốc nổ và ma túy từ… vân tay

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định cảnh sát có thể phát hiện dấu vết của heroin, cocaine, cần sa và thậm chí thuốc nổ trên một dấu vân tay.

Một nhóm chuyên gia tại Đại học Purdue, West Lafayette, bang Indiana, Mỹ đã sử dụng một kỹ thuật có tên DESI (desorption electrospray ionization), theo đó người ta phun một hợp chất hóa học hòa tan lên bề mặt dấu vân tay rồi phân tích các giọt dung dịch nằm rải rác trên dấu vân bằng phương pháp quang phổ học.

Theo giáo sư Graham Cooks, trưởng nhóm nghiên cứu, kỹ thuật này cung cấp “một hình ảnh về mặt hóa chất” của vân tay với độ phân giải cao hơn những kỹ thuật khác, đồng thời có khả năng phân tích một lượng vật chất có khối lượng khoảng một phần tỷ gram.