Relative Content

Tag Archive for công nghệ

Những điều thú vị về robot (phần 1)

Khi được một chú robot mời trà, đa số mọi người thấy khó chịu khi nó đi từ phía sau lưng. Còn nếu chú ta đưa tách trà ngay trước mặt, bạn sẽ cảm thấy như bị đe dọa, dù robot có khi chỉ cao 1,4 mét.

Chúng tự hút bụi căn hộ, trông nom con cái của con người và cũng đã bắt đầu chăm lo, ít nhất là tại Nhật, cho người già và bệnh nhân. Các nhà nghiên cứu tin chắc rằng robot sẽ làm thay đổi xã hội và xã hội cũng phải chuẩn bị tư tưởng để chấp nhận chúng.

Trước kia, khi chế tạo robot, các kỹ sư chỉ quan tâm đến chi tiết kỹ thuật, đến sự phối hợp giữa động cơ và những bộ cảm biến. Nhưng nay lại có nhiều điều đáng chú ý hơn. Những cư dân nhân tạo này sẽ cần học cả thái độ cư xử và cá tính.

“Khi con người nhiều năm liền phải tiếp xúc với robot, khả năng giao tiếp xã hội của nó đóng vai trò rất lớn trong việc chấp nhận chúng”, bà Kerstin Dautenhahn, người nghiên cứu về sự chung sống giữa người và robot tại Đại học Hertfordshire, Anh, nói.

Thí dụ như việc một robot phục vụ cà phê mỗi buổi sáng bao giờ cũng với một câu nói không thay đổi sẽ “nhanh chóng gây ra bực bội khó chịu”. Nhưng một robot phải có vẻ ngoài và hành động như thế nào để ngăn chặn cơn bực bội đó đừng bộc phát?

Giữa tháng tư vừa qua, một dự án nghiên cứu toàn châu Âu đã bắt đầu dưới sự lãnh đạo của Đại học Queen Mary tại London nhằm trả lời cho câu hỏi này. Họ có 8 triệu euro để phát triển phương án cho một robot trong vòng 4 năm tới. Nó không những phải có phản ứng nhạy cảm đối với người sử dụng mà còn phải nhận biết ý định của con người và thông thạo nhiều phương cách đối thoại.

Lãnh đạo dự án ông Peter McOwan nói: “Câu hỏi ở đây là: Một kẻ đồng hành nhân tạo như vậy phải có những tính cách nào để con người tin tưởng nó?”

Những điều thú vị về robot (phần cuối)

8 tuần liền tại một nhà dưỡng lão, những người già được chú chó thật Sparky hoặc chó robot Aibo viếng thăm. Khi vuốt ve Aibo, nó sẽ vẫy đuôi và nhấp nháy đèn. Sau thí nghiệm, các cụ già yêu mến cả hai con chó, họ ít cô đơn hơn.
> Phần 1

“Đáng ngạc nhiên nhất là gần như không có sự khác biệt giữa các hiệu quả tốt của cả hai con chó”, nhà tâm lý học người Mỹ Williams Banks của Đại học St. Louis, nói. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng robot không bắt buộc phải có vẻ ngoài giống con người khi chúng muốn gây ấn tượng.

Ngược lại: “Robot sẽ mãi mãi khác biệt với con người và thú vật”, bà Breazeal nói. “Tại sao chúng ta lại cần phải chế tạo một robot có vẻ ngoài và phản ứng giống như cái mà nó vĩnh viễn không trở thành được?” Chính bởi vì những robot như Leonardo có vẻ ngoài khác đi, nhìn rất thú vị mà chúng rất có giá trị cho cuộc sống của chúng ta. “Robot chỉ phải chứng tỏ có cá tính riêng biệt một cách đáng tin được”, bà Cynthia Breazeal nói. “Điều đó không cần phải giống y như thật.”

Thiết bị giúp lái xe lăn bằng lưỡi

Một thiết bị mới sử dụng nam châm nhỏ xíu có thể giúp người tàn tật tái xe lăn hoặc bật máy tính chỉ bằng cách dùng đầu chót lưỡi, các nhà nghiên cứu Mỹ tuyên bố.

Nam châm này, có kích cỡ bằng hạt gạo, cho phép mọi người định hướng chuyển động của một con trỏ trên màn hình máy tính hoặc một chiếc xe lăn chạy điện trong phòng. Nó dễ dàng được cấy vào dưới lưỡi.

“Chúng tôi chọn lưỡi để vận hành hệ thống này, bởi khác với tay và chân, được não kiểm soát thông qua tủy sống, lưỡi được não điều khiển trực tiếp bằng một dây thần kinh sọ, thông thường là không bị hư hại trong các chấn thương cột sống nặng hoặc các bệnh về cơ thần kinh”, Maysam Ghovanloo, một trợ lý giáo sư giúp tiến hành dự án, cho biết.

“Chuyển động của lưỡi cũng nhanh, chính xác và không cần phải nghĩ, chú ý hoặc phải nỗ lực nhiều”, các tác giả từ Viện Công nghệ Georgia cho biết.

Gắn chip cho ong

Các nhà khoa học Đức đang thử nghiệm gắn chip cho ong để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có một sự suy giảm lớn “dân số” loài ong trên thế giới.

Trước đây, để theo dõi bầy ong – mỗi bầy có khoảng 50.000 con, có mối liên hệ khá thân thiết với nhau, rất khó tìm hiểu và quan sát chúng – các nhà khoa học cho sơn những dấu màu khác nhau trên lưng chúng, ghi hình lại và căn cứ vào đó để tìm hiểu hoạt động của từng con.

GS Juergen Tautz và các cộng sự ở ĐH Wurzburg (Đức) hiện có một cách thức nghiên cứu khác: gắn microchip RFID (xác định tần số vô tuyến) tí hon trên lưng ong.

Microchip này có khối lượng khoảng 2mg, hoàn toàn phù hợp với khối lượng trung bình 70mg của một con ong. Khi được gắn chip, mỗi con sẽ mang một mã số, và mỗi lần chúng đi ra hay vào tổ đều được một đầu dò gắn phía ngoài tổ ong ghi nhận lại.

Dữ liệu này cho phép các nhà khoa học xác định sức khỏe của mỗi con ong cũng như số lần đi lấy phấn hoa và lượng phấn hoa chúng lấy được. Các nhà khoa học hi vọng công nghệ này sẽ giúp họ khám phá tại sao một loài ong chỉ sống trong 4 tuần và một số loài ong khác có thể sống tới 10 tháng.

Lòng bàn tay “đáng tin cậy” hơn ngón tay

Để mở cửa nhà, đăng nhập vào máy tính, rút tiền bằng thẻ ATM, thay vì sử dụng chìa khóa, mật mã, mã PIN, bạn chỉ việc đặt lòng bàn tay phía trên chiếc máy hình khối nhỏ, màu đen là có thể an tâm mọi thông tin cá nhân sẽ được bảo mật tuyệt đối. Máy PalmSecure, do tập đoàn Fujitsu của Nhật chế tạo, mở ra kỷ nguyên mới cho công nghệ nhận dạng sinh trắc học.

PalmSecure dựa vào hệ thống mạch máu chằng chịt trong lòng bàn tay, thay vì dấu vân tay, để nhận biết chính xác từng người. Công nghệ sử dụng bước sóng ánh sáng cận hồng ngoại để quét cấu trúc mạch máu dưới da – giống như dấu vân tay sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời trừ trường hợp bệnh tật hoặc thương tích. Mặc dù khá mới mẻ, nhưng PalmSecure được đánh giá “cao cơ” hơn nhiều so với công nghệ nhận dạng dấu vân tay, tròng mắt, khuôn mặt (gọi chung là công nghệ sinh trắc học)… đang được ứng dụng rộng rãi trong các giao dịch cần bảo mật.

Máy in ảnh điện thoại di động

Những người sử dụng điện thoại di động giờ có thể in các bức ảnh chụp trên máy của mình chỉ trong vài giây, nhờ một sản phẩm công nghệ mới của hãng Polaroid.

Hãng đã tung ra một loại máy in to bằng chiếc ví để in các bức ảnh từ điện thoại di động. Sản phẩm mang tên PoGo sử dụng công nghệ in nhiệt thay vì mực, và tạo ra các bức ảnh màu to bằng danh thiếp trong vòng 60 giây.

Chiếc máy nặng 227 g được kết nối với chiếc cầm tay qua cổng USB hoặc Bluetooth. Thiết bị được bán tại Anh với giá 99 bảng và mỗi tờ giấy in giá 30 xu.

Polaroid tuyên bố đây là cải tiến lớn nhất của hãng kể từ khi tung ra loại phim dành cho máy ảnh chụp lấy ngay vào năm 1948. Hiện hãng đã dừng kinh doanh mặt hàng này do không còn thị trường.

“Nhân viên phục vụ” robot

Phục vụ nhanh hơn, không nghỉ ốm, không bị mất tập trung khi làm việc, có thể làm liên tục từ ngày này sang ngày khác… Đó là hình ảnh của chú robot phục vụ quán rượu có tên gọi Asahi, vừa được giới thiệu tại London vào tuần trước.

Theo công ty Denso (Nhật Bản), Asahi là robot đầu tiên trên thế giới có thể phục vụ thức uống theo yêu cầu chỉ trong vòng 2 phút, nhanh hơn 13 phút so với con người.

Asahi chuyển động khá uyển chuyển với các hệ thống truyền động khí nén thông qua điều khiển và giám sát các van và hệ thống cảm biến bằng máy tính. Nó có thể dễ dàng khui bia chai ướp lạnh và rót vào ly một cách nhuần nhuyễn theo yêu cầu của khách hàng với một nụ cười rất… robot.

Những công nghệ tối tân trong thế vận hội Olympic Bắc Kinh

Việc tổ chức Thế vận hội các kỳ trước đây đều là quá trình tập trung thể hiện thành quả khoa học – công nghệ tối tân, Olympic Bắc Kinh lần này càng không phải là ngoại lệ.

Với việc vận dụng thành quả khoa học công nghệ tiên tiến vào các mặt như xây dựng, truyền thông, giao thông…, Thế vận hội Bắc Kinh sẽ trở nên càng hấp dẫn hơn.

Sân vận động không kết cấu trụ

Bắc Kinh đã xây dựng tổng cộng 12 sân nhà thi đấu cho Thế vận hội lần thứ 29. Hàng loạt thành quả khoa học công nghệ mới đã được vận dụng trong xây dựng và trình bày một cách hoàn mỹ quan niệm của “Thế vận hội khoa học công nghệ”.

Ví dụ như Sân vận động Quốc gia “Tổ chim”, khẩu độ kết cấu thép tổng thể rộng khoảng 340 mét, cao 68 mét, tổng trọng lượng nặng 42 nghìn tấn. Nhưng sân vận động với kết cấu thép nặng như vậy lại không có một trụ cột nào, hoàn toàn chống đỡ bằng kết cấu hình lưới tạo dựng bằng những tấm thép.

Người phụ trách dự án xây dựng Sân nhà thi đấu Quốc gia Lý Cửu Lâm cho biết, sự ra đời của kiến trúc này là nhờ vật liệu thép Q460E do Trung Quốc tự nghiên cứu và khai thác đã đóng vai trò quyết định. Cường độ của vật liệu thép này gấp hơn ba lần so với vật liệu thép thông thường, bình quân mỗi milimét vuông thép có sức chịu lực là 46kg.

Máy móc có biết suy nghĩ?

Khi chiếc PC của chúng ta “đình công”, chúng ta thường nguyền rủa chúng như thể chúng là con người.

Công nghệ mới thu năng lượng mặt trời

Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ đã tìm ra phương pháp mới có hiệu quả hơn để thu nhiệt từ mặt trời.

Theo công nghệ được đăng tải trên tạp chí “Khoa học” ngày 11/7, các nhà khoa học đã dùng các tấm kính phủ thuốc nhuộm hữu cơ để hấp thu ánh sáng chiếu vào tấm kính. Nguồn nhiệt này sau đó được dẫn ra rìa các tấm kính, nơi người ta đã lắp sẵn các pin mặt trời, và được chuyển thành điện.

Trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và việc đốt cháy chúng tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng biến đổi khí hậu, thì năng lượng mặt trời là nhiên liệu thay thế được nhiều nhà khoa học nghĩ đến. Tuy nhiên, vấn đề nan giải là ở chỗ chi phí cho nguồn năng lượng này cho đến nay vẫn cao hơn chi phí cho việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống.