Relative Content

Tag Archive for công nghệ

Cá robot có thể liên lạc trực tiếp với nhau dưới nước

Trong thế giới robot hoạt động dưới nước, những con cá robot thuộc nhóm robot đi tiên phong. Trong khi phần lớn các loại robot đại dương đòi hỏi liên lạc theo chu kỳ với các nhà khoa học hoặc vệ tinh trung gian để chia sẻ thông tin, những chú cá robot này có thể giao tiếp hợp tác với nhau.

Năm 2050 sẽ có “người tình robot”?

Mối quan hệ tình cảm lãng mạn giữa người và robot sẽ không còn là chuyện khoa học viễn tưởng nữa mà có thể trở thành hiện thực trong 4 thập kỷ tới.

David Levy, tác giả cuốn sách nổi tiếng về tình yêu với robot, phát biểu với báo chí:

“Tôi đang nói về quan hệ tình yêu trong khoảng 40 năm tới…khi xuất hiện robot có xúc cảm, tính cách và ý thức. Chúng có thể nói chuyện với bạn, khiến bạn cười. Chúng có thể nói chúng yêu bạn như một con người nói “anh yêu em”…”.

Tác giả Levy cũng dự báo loại robot đáp ứng nhu cầu quan hệ xác thịt của con người sẽ xuất hiện trên thị trường trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, theo ông Levy, để biến robot thành người tình thực sự cần mất nhiều thời gian hơn nữa.

Tác giả Levy khẳng định các nhà khoa học đang trong quá trình chế tạo cảm xúc, tính cách, ý thức nhân tạo và một số robot đã có được những đặc trưng tương tự. Tuy nhiên, ông Levy cho rằng quan hệ yêu đương là lĩnh vực hoàn toàn khác và rào cản lớn nhất đối với các nhà khoa học là tạo ra “kỹ năng tâm sự” cho robot.

Tránh tiếng ồn khó chịu bằng lớp cách âm

Các nhà khoa học tại Tây Ban Nha đã chứng minh rằng siêu vật liệu – vật liệu có cấu trúc nhân tạo khác thường – có thể được thiết kế để chế tạo một lớp chắn âm thanh khiến sóng âm thanh không đi qua được vật thể hay nói cách khác là làm đổi hướng sóng âm thanh quanh vật thể.

Nghiên cứu này dựa trên một nghiên cứu lý thuyết khác gần đây tìm kiếm cách chế tạo vật liệu có thể giấu vật thể trong âm thanh, tầm nhìn và tia X. Daniel Torrent và José Sánchez-Dehesa thuộc nhóm Wave Phenomena, Khoa kỹ thuật điện tại đại học Valencia, dẫn chứng nghiên cứu lý thuyết công bố đầu năm ngoái trên NJP do các nhà nghiên cứu từ đại học Duke – Bắc Carolina, Hoa Kì tiến hành với vai trò là điểm khởi đầu cho phương pháp mang tính thực tiễn cao hơn của họ.

Để hiểu rõ dạng vật chất của lớp cách âm, nhóm nghiên cứu Tây Ban Nha tính toán làm thế nào siêu vật liệu cấu tạo từ tinh thể âm thanh, dạng trụ đặc theo một dãy tuần hoàn có thể làm vỡ sóng âm thanh, có khả năng được sử dụng trong cấu trúc nhiều lớp để làm đổi hướng âm thanh hoàn toàn quanh một vật thể.

Mối liên hệ tương lai giữa động vật và ngành điện tử

Công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GPS- Global Positioning System)được dùng để theo dõi xe hiện nay đang được sử dụng để theo dõi bò. 

Nhà khoa học nghiên cứu về động vật Dean M. Anderson thuộc Sở Nông nghiệp Mỹ (ARS) đã tiến hành một số bước theo dõi xa hơn với một bộ tai nghe giống như máy Walkman cho phép ông “thì thầm” những mệnh lệnh qua đường truyền không dây tới đàn bò nhằm kiểm soát được những hoạt động của chúng ở vùng đồng cỏ – và thậm chí lùa gia súc vào chuồng từ xa.

Ông và các đồng nghiệp nhận ra rằng đây là một công nghệ của thế hệ tương lai, nhưng họ vẫn có thể hình dung ra thời điểm những công nghệ này sẽ rẻ hơn và hữu ích trong phạm vi ứng dụng từ các hoạt động của động vật đến việc kiểm soát và điều khiển các hoạt động của một số loài động vật hoang dã hay thậm chí cả các thú cưng trong nhà.

Anderson thuộc trung tâm Jornada Experimental Range của sở Nông nghiệp Mỹ ở Las Cruces, New Mexico cùng với Daniela Rus và một đội ngũ các kỹ sư thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Cambridge đang tiến hành nghiên cứu để trang bị một thiết bị có tên là Ear-A-Round (EAR) với ngành điện tử học tiên tiến. Mô hình mẫu mới nhất của họ là một tai nghe có hình dạng giống cái bánh rán được đeo vào hai tai. Thiết kế tai nghe của Anderson và kiến thức của ông về sinh thái học động vật được kết hợp với các kĩ năng điện tử của các nhà khoa học thuộc MIT về rô bốt học và điện toán di động.

Robot tự động theo chân người chơi golf

Những người chơi golf giờ đây sẽ không phải lo lắng về đống hành lý lỉnh kỉnh của mình – một robot chở đồ tự động sẽ luôn theo từng bước chân của họ.

Chiếc xe tự động này sẽ không cười vào mỗi cú đánh trượt của bạn, nó chỉ lặng lẽ mang theo túi hành lý dạo khắp sân chơi.

Cỗ xe hoạt động bằng một máy phát đơn giản mà người chơi gắn vào thắt lưng, khi đó robot sẽ tự động lăn theo họ cách sau vài mét.

Hệ thống hồng ngoại cũng đồng nghĩa với việc chiếc xe sẽ không va phải những người chơi hay robot khác. Nó cũng biết tránh những chướng ngại vật như lùm cây, vũng nước.

Hàn Quốc đưa RFID vào cuộc sống

Bạn có thể đổ xăng ở trạm mà không cần sự trợ giúp của nhân viên phục vụ, không cần cho biết loại xăng xe đang dùng, cũng như không cần móc ví trả tiền. Tất cả những gì bạn cần là một tấm thẻ tín dụng đặc biệt và một con chip gắn vào ô tô.

Kính râm quay phim và nghe nhạc 1GB

Mới đây, hãng Aigo (Trung Quốc) đã giới thiệu ra thị trường loại kính râm mang mã hiệu F566+ được tích hợp khả năng nghe nhạc với các định dạng MP3 / WMA.

Với dung lượng bộ nhớ lên tới 1GB, kết hợp với hiệu ứng âm thanh 3D stereo, người dùng có thể lưu trữ các tệp tin nhạc và các đoạn băng ghi âm với một chất lượng tuyệt hảo.

Ngoài ra, chiếc máy nghe nhạc thông minh này còn có tính năng ghi nhớ tập tin nhạc cuối cùng được sử dụng và có thể phát lại bản nhạc đó khi nguồn được bật trở lại.

NFC và những tiềm năng hấp dẫn

Near Field Communications (NFC – giao tiếp tầm ngắn) cho phép người mua hàng giơ tấm thẻ hay điện thoại di động gần một bộ cảm biến và khi một tiếng bíp vang lên, vé xe lửa hay tiền cà phê đã được thanh toán.

Nhận dạng tội phạm nhờ sẹo, hình xăm

Một nhà nghiên cứu Mỹ vừa tạo ra một hệ thống truy hồi hình ảnh tự động; nhờ đó các cơ quan thi hành luật pháp có thể nhận dạng kẻ tình nghi, các nạn nhân nhờ những vết sẹo, hình xăm trên cơ thể.

Theo ông Anil Jain, giáo sư lỗi lạc về khoa học và kiến trúc máy tính thuộc trường ĐH Michigan State (MSU), chủ nhiệm đề tài thì “việc nhận dạng con người thường được dựa trên những thông tin có được từ hộ chiếu, các loại giấy tờ, bằng cấp hoặc số chứng minh thư, tuy nhiên những loại giấy tờ này thường dễ bị giả mạo, bị mất hoặc bị đánh cắp.”

“Vì thế, những giấy tờ phục vụ cho nhận dạng tội phạm thường chưa đủ tin cậy hoặc còn thiếu tính an toàn. Cần phải nhận dạng con người dựa trên những đặc điểm về thể chất như: dấu vân tay, mống mắt hoặc khuôn mặt. Đây là lĩnh vực hoạt động của nhận dạng sinh trắc học suốt 15 năm qua”.

Sinh trắc học là sự nhận dạng tự động một người dựa trên các đặc điểm vể giải phẫu hoặc hành vi của người đó. GS. Jain đang đưa nhận dạng sinh trắc học tiến thêm một bước nữa nhờ bổ sung khả năng nhận dạng nhờ sẹo, vết và hình xăm cho các thiết bị chuyên dụng.

Một ví dụ về hai hình xăm giống nhau có thể được tự động truy hồi nhờ sử dụng phần mềm do nhóm các nhà nghiên cứu MSU phát triển. (Ảnh: MSU)

“Tattoo-ID”, hệ thống mà GS. Jain làm việc trên là một phần mềm máy tính bao gồm một cơ sở dữ liệu gồm các hình ảnh về sẹo, vết và các hình xăm do các cơ quan thi hành luật cung cấp. Mỗi ảnh của một vết xăm trong cơ sở dữ liệu được gắn kết với các hồ sơ về tiền án, tiền sự của những kẻ khả nghi, những kẻ phạm tội có vết, sẹo hay hình xăm ở trên người. Những người sử dụng hệ thống này (thường là các cảnh sát) nhập một truy vấn hình ảnh về hình xăm, hệ thống sẽ tự động trả về hình ảnh của những vết xăm gần giống nhất cùng với hồ sơ của người sở hữu chúng.

Theo GS. Jain: “số lượng người xăm mình đang tăng lên nhanh chóng. Hiện có tới 20% dân Mỹ có ít nhất 1 hình xăm trên người, và con số này thậm chí còn cao hơn ở cả những tên tội phạm. Trên thực tế, nhiều băng nhóm tội phạm thường có một hình xăm thành viên độc nhất”.

“Hiện tại, cách duy nhất để nhận diện một ai đó từ hình xăm của anh ấy hay cô ấy là nhìn tổng thể và ước chừng kích thước của hình xăm so với kích thước của một cuốn sách, cố gắng mường tượng, khớp những hình xăm lại với nhau dựa trên một số nét chính. Điều này tốn kém rất nhiều thời gian và quá trình xử lý lại thường xuyên không chính xác” – GS. Jain nói.

Tuy nhiên, hệ thống nhận dạng mới này sẽ so sánh dấu vết hay hình xăm của những kẻ tình nghi với dữ liệu sẵn có với độ chính xác rất cao. Tuy một vết sẹo, vết xăm không giúp nhận diện một cá nhân, nhưng nó có thể giúp nhà chức trách thu hẹp danh sách điều tra, truy tìm tội phạm.

GS. Jain cho biết thêm, “một cơ thể có thể bị phân hủy nhanh chóng, đặc biệt trong những điều kiện thời tiết bất lợi, làm cho việc nhận dạng qua dấu vân tay hoặc khuôn mặt trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nếu sử dụng hình xăm thì khác. Các chất màu để xăm thường được nhúng sâu vào bên trong da, thậm chí bỏng nặng cũng khó có thể phá hỏng được hình xăm. Do vậy, những hình xăm độc đáo đôi khi là dấu hiệu quan trọng để nhận dạng một kẻ phạm tội”.

Trong các cơ quan tăng cường luật pháp Mỹ đã và đang nhận thức rõ ràng hơn về việc sử dụng hình xăm để nhận dạng những kẻ tình nghi và tội phạm. Đây là lý do mà thiết bị Nhận dạng Thế hệ tiếp theo của FBI cần một hệ thống thu hồi hình ảnh tự động về sẹo, vết và hình xăm. Theo GS. Jain, “hệ thống trên thực sự sẽ có giá trị xã hội rất lớn!”.

Nhóm nghiên cứu của GS. Jain vẫn đang tiếp tục nghiên cứu nhằm cải thiện khả năng khớp nối hình ảnh với hệ thống nhận dạng của cảnh sát bang Michigan, nhằm cung cấp cho hệ thống một cơ sở dữ liệu về những hình xăm tốt hơn.

Xe “đọc” biển báo giao thông!

Hãng General Motors (Mỹ) vừa giới thiệu một công nghệ mang tính đột phá gắn trên ôtô: công nghệ đọc biển báo hiệu giao thông trên đường và khuyến cáo tài xế thay đổi tốc độ sao cho phù hợp.

Công nghệ này được gắn trên xe Vauxhall của General Motors có thể giúp tài xế di chuyển đúng theo yêu cầu và ngăn ngừa tai nạn có thể xảy ra.

Camera gắn bên cạnh kính chiếu hậu sẽ chụp những hình ảnh phía trước với tốc độ 30 hình/giây, sau đó sử dụng phần mềm nhận dạng để xác định giá trị giới hạn của biển báo. Khi biển báo được phát hiện, thông tin được gửi tới thiết bị hiển thị gắn trước mặt tài xế để nhắc nhở, nếu tài xế không điều chỉnh lại tốc độ thì chuông báo động sẽ kêu.

Hệ thống này cũng được lập chương trình để nhận dạng biển báo “không được vượt” (no overtaking) và các lằn sơn phân tuyến rồi báo động nếu tài xế vượt qua đường dành cho họ.