Chưng cất nước ngọt bằng năng lượng mặt trời
Dùng 2 hình hộp chữ nhật và hình tháp, sử dụng năng lượng mặt trời để chưng cất nước mặn thành nước ngọt, hai sinh viên Đại học Cần Thơ vừa giành giải nhất cuộc thi Holcim Prize 2011.
Thìa điện tử có thể đo nồng độ muối của thức ăn
Hãng Compact Impact vừa tung ra một sản phẩm mới rất hữu ích, giúp mọi người không phải ăn những món súp, nước chấm hay nước xốt bị cho muối quá đà.
Giám sát hơi thở bằng máy thu phát vô tuyến
Một hệ thống giám sát hơi thở sử dụng tín hiệu radio có tên gọi là “Breath Taking” do Neal Patwari và nhóm nghiên cứu của trường Đại học Utah ( Mỹ) phát triển mới đây hứa hẹn sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quan sát những bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật, những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những em bé có nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS).
Máy làm giá đỗ – Sự lựa chọn mới cho bà nội trợ
Đối với các gia đình Việt Nam, rau xanh là thức ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn nhằm cung cấp chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Đức chạy thử ô tô “có thể… nói, nhìn và tự lái”
Ô tô có thể nói, nhìn và tự lái – Đó là loại ô tô của tương lai được điều khiển hoàn toàn bằng máy tính, đang được chạy thử nghiệm trên đường phố Berlin (Đức).
Đóng mở mạch điện bằng hệ thống điều khiển từ xa
Ông Đặng Văn Nhã, 59 tuổi (Bình Phước) đã chế tạo thành công mô hình đóng mở mạch điện 220V bằng hệ thống điều khiển từ xa.
Radar 3 chiều mới theo dõi đạn bắn tốc độ 1000 dặm/giờ
Công ty tư vấn Cambridge (Anh) vừa công bố thử nghiệm thành công hệ thống radar 3D có thể theo dõi đạn bắn lên đến 1.000 dặm một giờ.
Cửa sổ thông minh
Chính xác hơn, một loại kính thế hệ mới làm cho cửa sổ của ngôi nhà linh hoạt với ánh mặt trời. Khi trời sáng thì kính sẽ mờ còn khi tối trời hoặc trở lạnh thì kính cửa sổ sẽ nhanh chóng chuyển sang trong suốt.
2 giây để định vị con người
Chỉ mất 2 giây để xác định một người, hay đồ vật trong tòa nhà, siêu thị… Đây là đề tài nghiên cứu của Nguyễn An Khương (ĐH Cambridge) và được đánh giá là có tính thực tế cao.
Năm 2010, Nguyễn An Khương (1988), cựu học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn được UBND TP.Đà Nẵng tiến cử sang Vương quốc Anh theo học Thạc sĩ tại trường Đại học Cambridge.
Xem lại giấc mơ thông qua video clip
Sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và các mô hình giả lập trên máy tính, các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học UC Berkeley Hoa Kỳ, đã thành công trong việc giải mã và tái hiện lại những hình ảnh được ghi nhận bởi bộ não của những khán giả, trong trường hợp này, đang được cho xem đoạn giới thiệu bộ phim của Hollywood.
Các nhà khoa học làm việc tại Đại học California, Berkeley Hoa Kỳ tin rằng: trong tương lai, thông qua việc kết hợp giữa kỹ thuật chụp não hiện đại và các mô phỏng trên máy tính, họ có thể tìm hiểu tâm trí của bệnh nhân đang hôn mê, và chuyển đổi những dữ liệu này thành đoạn video clip, hoặc giúp cho một người nào đó có thể xem lại giấc mơ của mình trên trang YouTube.
Dù rằng, hiện tại thì kỹ thuật này chỉ có thể giúp tái tạo lại đoạn video clip từ não bộ của những khán giả đã được cho xem phim trước đó. Tuy nhiên, đây thực sự là bước đột phá mở đường cho việc tái tạo những dữ liệu hình ảnh bên trong đầu chúng ta, chẳng hạn như những giấc mơ và những kỷ niệm của riêng bản thân ta mà chưa từng có ai nhìn thấy, thành những đoạn video clip thật sự, theo các nhà nghiên cứu.