Relative Content

Tag Archive for công nghệ

Bí ẩn ít biết về công nghệ đông xác chờ hồi sinh

Đông xác là phương pháp sử dụng các thiết bị đặc biệt gây chết lâm sàng rồi bảo quản con người trong điều kiện lạnh, chờ đợi được hồi sinh nhờ những tiến bộ vượt bậc của y học trong tương lai.

Điều khiển bằng ý nghĩ trong thế giới ảo

Lần đầu tiên, một người đàn ông bị liệt nhưng sóng não vẫn hoạt động đã tạo ra một nhân vật ảo trên mạng, theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản.

Bệnh nhân 41 tuổi này đã sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra nhân vật có thể đi bộ và nói chuyện với một người ảo khác trên địa chỉ mạng nổi tiếng là Second Life.

Bệnh nhân nói trên đã bị liệt hơn 30 năm và hầu như không thể gập các ngón tay lại do ảnh hưởng của căn bệnh về cơ. Ông không thể sử dụng chuột máy tính hay bàn phím theo cách thông thường.

Trong thí nghiệm của mình, ông đeo chiếc mũ có 3 điện cực giám sát các sóng của bộ não liên quan đến tay và chân. Mặc dù vậy, ông cũng không thể di chuyển đôi chân mình. Do đó, ông phải tưởng tượng nhân vật của mình sẽ đi bộ như thế nào.

Theo các nhà nghiên cứu ở Trường ĐH Keio, Nhật Bản, ông nói chuyện với nhân vật khác thông qua một micro đính kèm.

Đây là lần đầu tiên một bệnh nhân bị liệt gặp gỡ và nói chuyện thành công với người khác trong thế giới ảo.

Sản xuất điện từ… khói xe hơi

Các chuyên gia Đức đang thử nghiệm 1 loại máy phát nhiệt điện đặc biệt, có khả năng biến nhiệt từ khói thải xe hơi thành điện để cung cấp cho xe, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí CO2 thải ra gây ô nhiễm môi trường.

Trong thời đại mà các nguồn tài nguyên đang thu hẹp, việc tiết kiệm năng lượng đã trở thành một “mệnh lệnh” cho toàn thế giới. Song, trong nhiều qui trình kỹ thuật, chỉ 1/3 số năng lượng cung cấp được sử dụng hiệu quả. Điều đó đặc biệt đúng đối với xe hơi, loại phương tiện mà khoảng 2/3 nhiên liệu bị “thất thoát” dưới dạng nhiệt, trong đó 30% bị mất đi từ khối động cơ, và 30 – 35% bị bỏ phí dưới hình thức khói thải.

Nhằm tận dụng nguồn nhiệt bỏ phí đó để tạo ra điện cung cấp trở lại cho xe, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật đo lường vật lý Fraunhofer (Đức) đã thiết kế một loại máy phát nhiệt điện (TEG) để biến đổi nhiệt năng thành điện năng bằng cách lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ trong quá trình vận hành xe.

TS. Harald Böttner, Trưởng ban Nhiệt điện của Viện Fraunhofer, giải thích: “Nhiệt độ trong ống thải của xe hơi có thể đạt đến 700oC hoặc hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ống khói thải và ống chứa chất lỏng làm mát động cơ có thể là vài trăm độ C. Bị tác động bởi sự chênh lệch nhiệt độ đó, các hạt tải điện sẽ di chuyển qua các chất bán dẫn đặc biệt của TEG, từ đó sản sinh ra dòng điện tương tự như điện từ bình ắc-quy.”

Sản xuất điện từ… khói xe hơi

Các chuyên gia Đức đang thử nghiệm 1 loại máy phát nhiệt điện đặc biệt, có khả năng biến nhiệt từ khói thải xe hơi thành điện để cung cấp cho xe, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí CO2 thải ra gây ô nhiễm môi trường.

Trong thời đại mà các nguồn tài nguyên đang thu hẹp, việc tiết kiệm năng lượng đã trở thành một “mệnh lệnh” cho toàn thế giới. Song, trong nhiều qui trình kỹ thuật, chỉ 1/3 số năng lượng cung cấp được sử dụng hiệu quả. Điều đó đặc biệt đúng đối với xe hơi, loại phương tiện mà khoảng 2/3 nhiên liệu bị “thất thoát” dưới dạng nhiệt, trong đó 30% bị mất đi từ khối động cơ, và 30 – 35% bị bỏ phí dưới hình thức khói thải.

Nhằm tận dụng nguồn nhiệt bỏ phí đó để tạo ra điện cung cấp trở lại cho xe, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kỹ thuật đo lường vật lý Fraunhofer (Đức) đã thiết kế một loại máy phát nhiệt điện (TEG) để biến đổi nhiệt năng thành điện năng bằng cách lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ trong quá trình vận hành xe.

TS. Harald Böttner, Trưởng ban Nhiệt điện của Viện Fraunhofer, giải thích: “Nhiệt độ trong ống thải của xe hơi có thể đạt đến 700oC hoặc hơn. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ống khói thải và ống chứa chất lỏng làm mát động cơ có thể là vài trăm độ C. Bị tác động bởi sự chênh lệch nhiệt độ đó, các hạt tải điện sẽ di chuyển qua các chất bán dẫn đặc biệt của TEG, từ đó sản sinh ra dòng điện tương tự như điện từ bình ắc-quy.”

Làm “hiện hình” dấu vân tay đã bị xóa

Một kỹ thuật mới cho phép lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào. Thành tựu này do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) công bố. 

Ứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học pháp lý có thể lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù nó đã bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) vừa công bố một bước tiến lớn trong kỹ thuật lấy dấu vân tay. Họ hy vọng kỹ thuật mới này sẽ giúp khai thông những vụ án bị bế tắc vì thiếu chứng cứ khoa học.

Các chuyên gia đã nghiên cứu về sự ăn mòn kim loại của dấu tay. Qua đó, họ đã tìm cách tái hiện dấu tay được để lại trên các bề mặt kim loại như súng, băng đạn, viên đạn… Điểm then chốt trong kỹ thuật “hiện hình” dấu tay là dùng điện tích tác động vào bề mặt mà trước đó đã được phủ một lớp bột mịn chuyên dụng, tương tự như loại bột dùng trong máy photocopy.

Tiến sĩ John Bond, Giám đốc Bộ phận hỗ trợ khoa học của Sở Cảnh sát Northamptonshire, giải thích: “Ngay cả khi dấu tay đã bị xóa xạch, thì trước đó nó đã để lại một vết ăn mòn nhẹ trên bề mặt kim loại, và vết ăn mòn đó sẽ hút lấy lớp bột khi có sự tác động của điện tích. Kết quả là dấu tay sẽ được tái hiện”.

Làm “hiện hình” dấu vân tay đã bị xóa

Một kỹ thuật mới cho phép lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào. Thành tựu này do nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) công bố. 

Ứng dụng những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học pháp lý có thể lấy lại dấu vân tay trên bề mặt kim loại dù nó đã bị tẩy sạch dưới bất cứ hình thức nào.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Leicester và Sở Cảnh sát Northamptonshire (Anh) vừa công bố một bước tiến lớn trong kỹ thuật lấy dấu vân tay. Họ hy vọng kỹ thuật mới này sẽ giúp khai thông những vụ án bị bế tắc vì thiếu chứng cứ khoa học.

Các chuyên gia đã nghiên cứu về sự ăn mòn kim loại của dấu tay. Qua đó, họ đã tìm cách tái hiện dấu tay được để lại trên các bề mặt kim loại như súng, băng đạn, viên đạn… Điểm then chốt trong kỹ thuật “hiện hình” dấu tay là dùng điện tích tác động vào bề mặt mà trước đó đã được phủ một lớp bột mịn chuyên dụng, tương tự như loại bột dùng trong máy photocopy.

Tiến sĩ John Bond, Giám đốc Bộ phận hỗ trợ khoa học của Sở Cảnh sát Northamptonshire, giải thích: “Ngay cả khi dấu tay đã bị xóa xạch, thì trước đó nó đã để lại một vết ăn mòn nhẹ trên bề mặt kim loại, và vết ăn mòn đó sẽ hút lấy lớp bột khi có sự tác động của điện tích. Kết quả là dấu tay sẽ được tái hiện”.

“Siêu giấy” bền hơn cả gang

Xuyên ngón tay qua một tờ giấy sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, nhờ sự phát triển một loại giấy mới chắc chắn hơn cả gang.

Loại giấy mới sẽ được sử dụng để củng cố giấy truyền thống, tạo ra băng dính siêu bền hay những chất liệu tổng hợp bền vững thay cho mô sinh học, giáo sư Lars Berglund từ Viện Công nghệ hoàng gia Thụy Điển, nói.

Mặc dù có độ bền cực lớn, song “giấy nano” của Berglund lại được tạo ra từ một loại vật liệu sinh học rất thông dụng, vốn để làm giấy thông thường: cellulose. Đây là phân tử đường dài, là thành phần cơ bản của vách tế bào thực vật và là chất hữu cơ phổ biến nhất trên trái đất.

Trong vách tế bào thực vật, các phân tử cellulose đơn lẻ gắn với nhau để tạo thành sợi, có đường kính khoảng 20 nanomets, mỏng gấp 500 lần một sợi tóc người. Những sợi này tạo nên mạng lưới chắc chắn, giúp nâng đỡ cấu trúc của vách tế bào.

Cellulose được tách ra từ gỗ để làm giấy, và mới gần đây là làm vật liệu dẻo mới. Nhưng người ta mới chỉ sử dụng chúng như một loại vật liệu lọc rẻ tiền, mà bỏ qua đặc tính cơ học của chúng.

Trong khi đó, quá trình xử lý bột giấy và tạo ra giấy đã phá hoại cấu trúc sợi của cellulose, và làm giảm mạnh độ bền của chúng.

“Siêu giấy” bền hơn cả gang

Xuyên ngón tay qua một tờ giấy sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, nhờ sự phát triển một loại giấy mới chắc chắn hơn cả gang.

Loại giấy mới sẽ được sử dụng để củng cố giấy truyền thống, tạo ra băng dính siêu bền hay những chất liệu tổng hợp bền vững thay cho mô sinh học, giáo sư Lars Berglund từ Viện Công nghệ hoàng gia Thụy Điển, nói.

Mặc dù có độ bền cực lớn, song “giấy nano” của Berglund lại được tạo ra từ một loại vật liệu sinh học rất thông dụng, vốn để làm giấy thông thường: cellulose. Đây là phân tử đường dài, là thành phần cơ bản của vách tế bào thực vật và là chất hữu cơ phổ biến nhất trên trái đất.

Trong vách tế bào thực vật, các phân tử cellulose đơn lẻ gắn với nhau để tạo thành sợi, có đường kính khoảng 20 nanomets, mỏng gấp 500 lần một sợi tóc người. Những sợi này tạo nên mạng lưới chắc chắn, giúp nâng đỡ cấu trúc của vách tế bào.

Cellulose được tách ra từ gỗ để làm giấy, và mới gần đây là làm vật liệu dẻo mới. Nhưng người ta mới chỉ sử dụng chúng như một loại vật liệu lọc rẻ tiền, mà bỏ qua đặc tính cơ học của chúng.

Trong khi đó, quá trình xử lý bột giấy và tạo ra giấy đã phá hoại cấu trúc sợi của cellulose, và làm giảm mạnh độ bền của chúng.