Relative Content

Tag Archive for chip

Gắn chip cho ong

Các nhà khoa học Đức đang thử nghiệm gắn chip cho ong để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có một sự suy giảm lớn “dân số” loài ong trên thế giới.

Trước đây, để theo dõi bầy ong – mỗi bầy có khoảng 50.000 con, có mối liên hệ khá thân thiết với nhau, rất khó tìm hiểu và quan sát chúng – các nhà khoa học cho sơn những dấu màu khác nhau trên lưng chúng, ghi hình lại và căn cứ vào đó để tìm hiểu hoạt động của từng con.

GS Juergen Tautz và các cộng sự ở ĐH Wurzburg (Đức) hiện có một cách thức nghiên cứu khác: gắn microchip RFID (xác định tần số vô tuyến) tí hon trên lưng ong.

Microchip này có khối lượng khoảng 2mg, hoàn toàn phù hợp với khối lượng trung bình 70mg của một con ong. Khi được gắn chip, mỗi con sẽ mang một mã số, và mỗi lần chúng đi ra hay vào tổ đều được một đầu dò gắn phía ngoài tổ ong ghi nhận lại.

Dữ liệu này cho phép các nhà khoa học xác định sức khỏe của mỗi con ong cũng như số lần đi lấy phấn hoa và lượng phấn hoa chúng lấy được. Các nhà khoa học hi vọng công nghệ này sẽ giúp họ khám phá tại sao một loài ong chỉ sống trong 4 tuần và một số loài ong khác có thể sống tới 10 tháng.

Con chip thấy hàng chục bệnh chỉ trong một giọt máu

Người ta sẽ không còn tốn thời gian và tiền bạc cho các xét nghiệm trong bệnh viện nữa, bởi một con chip vừa ra đời, có thể thay thế vài ba phòng thí nghiệm chuyên xét nghiệm máu, giúp khẳng định các bệnh đã xuất hiện, chẩn đoán những bệnh tiềm ẩn để điều trị sớm. 

Tăng khoái cảm bằng chip điện tử

Các nhà khoa học Anh vừa chế tạo thành công một loại “chip tình dục” có khả năng kích thích các trung tâm kiểm soát khoái cảm trong não.

Loại chip đặc biệt này tạo ra những xung điện nhỏ trong não. Nó được chế tạo dựa theo một công nghệ mà nhiều bệnh viện Mỹ đã áp dụng để điều trị bệnh liệt rung (Parkinson).

Giờ đây một nhóm chuyên gia của Đại học Oxford (Anh) tập trung vào vùng orbitofrontal trên vỏ não – nơi điều khiển cảm giác khoái cảm trong hoạt động ăn uống và tình dục.

Một cuộc khảo sát do Đại học Oxford tiến hành cho thấy vùng orbitofrontal có thể trở thành “mục tiêu đón nhận kích thích mới” để giúp những người mất khả năng đạt khoái cảm trong việc ăn uống và sinh hoạt tình dục.

Giáo sư Tipu Aziz, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết, cách đây vài năm một nhà khoa học từng cấy “chip tình dục” vào não một phụ nữ lãnh cảm với chuyện chăn gối. Chẳng bao lâu sau cô trở thành một phụ nữ rất chủ động trong hoạt động tình dục. Tuy nhiên, do người phụ nữ cảm thấy sợ hãi với sự thay đổi đột ngột này nên nhà khoa học kia buộc phải lấy chip ra khỏi não cô.

Tipu thừa nhận rằng kỹ thuật cấy chip vào não hiện nay có thể khiến người nhận chip chịu đựng đau đớn và nảy sinh biến chứng khó lường. Vị giáo sư này cho rằng kỹ thuật cấy chip an toàn tuyệt đối chỉ có thể ra đời sau ít nhất 10 năm nữa.

“Khi kỹ thuật cấy chip được cải thiện, chúng tôi có thể đưa những xung kích thích vào sâu trong vỏ não và đi tới nhiều vùng mới. Quá trình đó sẽ diễn ra êm thấm khiến người nhận chip không cảm thấy đau đớn, còn chúng tôi có thể bật và tắt chip khi cần thiết”, Tipu nói.

Trước đó, chiếc máy tạo ra cảm giác hưng phấn tình dục của bác sĩ Stuart Meloy tại Mỹ đã được một số bệnh viện sử dụng. Chiếc máy có tên Orgasmatron này gây hưng phấn tình dục bằng cách điều chỉnh tần số của các tín hiệu trong dây thần kinh cột sống.

Vi mạch: Không có gì là khó hiểu

Vi mạch tại sao lại khó sản xuất và cần sản xuất trong môi trường sạch? Những tác động to lớn của nó đến cuộc sống con người hiện nay như thế nào?… Giải thích đơn giản của một kĩ sư điện tử dưới đây sẽ giúp bạn có một hình dung cụ thể hơn về những con chip bé tẹo này. 

Chip dành cho người lãnh cảm

Mới đây, các nhà khoa học Anh vừa chế tạo thành công một loại chip sinh dục (sex chip) có khả năng kích thích các trung tâm kiểm soát khoái cảm trong não.

Một nhóm các nhà nghiên cứu của Trường đại học Oxford đã tập trung vào vùng orbitofrontal trên vỏ não – nơi điều khiển cảm giác khoái cảm trong hoạt động ăn uống và tình dục, và cho biết vùng orbitofrontal có thể trở thành “mục tiêu đón nhận kích thích mới”. Theo đó, loại chip đặc biệt này sẽ tạo ra những xung điện nhỏ trong não dựa theo một công nghệ mà nhiều bệnh viện tại Mỹ đã áp dụng để điều trị bệnh liệt rung (Parkinson).

Cách đấy vài năm, một nhà khoa học đã từng cấy “chip sinh dục” vào não một phụ nữ bị lãnh cảm. Chẳng bao lâu sau người phụ nữ này đã chủ động hơn trong “chuyện ấy”. Nhưng do người phụ nữ cảm thấy sợ hãi với sự thay đổi đột ngột này, nên các nhà khoa học đã buộc phải lấy chip ra khỏi não cô.

Tuy nhiên, theo giáo sư phẫu thuật thần kinh Tipu Aziz, thành viên của nhóm nghiên cứu, kỹ thuật cấy chip vào não hiện nay có thể khiến người nhận chip bị đau đớn và nảy sinh các biến chứng khó lường. Có lẽ kỹ thuật cấy chip an toàn tuyệt đối chỉ có thể ra đời sau ít nhất là 10 năm nữa.

Giáo sư Tipu cho biết: “Khi kỹ thuật cấy chip được cải thiện, chúng tôi có thể đưa những xung kích thích vào sâu hơn trong vỏ não và đi tới nhiều vùng mới. Quá trình này sẽ diễn ra thuận lợi khiến người được cấy chip không cảm thấy đau đớn, và còn có thể bật và tắt chip khi cần thiết”.

Cách đây không lâu, chiến máy tạo ra cảm giác hưng phấn tình dục của bác sĩ Stuart Meloy tại Mỹ đã được một số bệnh viện sử dụng. Chiếc máy có tên là Orgasmatron này gây hưng phấn tình dục bằng cách điều chỉnh tần số của các tín hiệu trong dây thần kinh cột sống./.

Phòng lab trên chip

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã thiết kế một phòng lab trên chip, có thể được lập trình để thực thi một loạt công việc. 

Chip phát hiện nhiều bệnh chỉ trong một giọt máu

Một con chip vừa ra đời có thể thay thế vài phòng thí nghiệm chuyên xét nghiệm máu, giúp xác định các bệnh đã có, chẩn đoán những bệnh tiềm ẩn để có hướng điều trị sớm.

Kỹ thuật mới này là sản phẩm của một nhóm các nhà khoa học thuộc viện công nghệ California (Caltech) và Viện sinh học hệ thống (Mỹ).

Sản phẩm này được gọi là con chip tổng hợp xác định mã vạch của máu (Intergrated Blood-Barcode Chip – IBBC).

Kích thước của chip IBBC chỉ nhỏ bằng miếng thuỷ tinh thường đặt mấu để soi trên kính hiểm vi, và nó cũng được làm bằng thuỷ tinh. Nói một cách chính xác hơn, thuỷ tinh chỉ làm nền, trên đó được phủ một lớp sơn silicon.

Con chip IBBC này hoạt động theo cùng một nguyên tắc với những con chip sinh học khác đã được nói đến trong khoa học, chẳng hạn như chip sinh học tế bào hoặc chip di truyền…

Nếu muốn xác định sự có mặt của các phân tử nào đó (trong trường hợp này là các protit), chúng ta chỉ việc cho một dòng mẫu thử đi qua một mạng phân nhánh đặc sắc những chiếc bẫy đặc hiệu, được thiết kế riêng để chỉ giữ lại một loại phân tử.

Sau đó, chip được soi dưới kính hiển vi, so với tấm chuẩn là có thể nhận ra có những chất protit nào trong mẫu xét nghiệm.

Từ kết quả này, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có thể khẳng định đồng thời nhiều loại bệnh đã xuất hiện hoặc chuẩn đoán một số bệnh khác đang tiềm ẩn để điều trị sớm vì nhiều căn bệnh khi phát ra thì đã quá muộn.

Chúng ta đều biết rằng các protit và các chất tiền thân của nó đều phát triển dưới sự kiểm tra nghiêm ngặt phù hợp với chức năng của tế bào. Chính các tế bào có thể “biết” được sự phân bào ở một thời điểm nhất định đúng quy luật hay bị lệnh lạc và rối loạn – triệu chứng của bệnh ung thư. Sự can thiệp đúng lúc vào quá trình phân chia này là hết sức cần thiết để ngăn chặn bệnh tiến triển./

Chip từ nano phát hiện sớm ung thư ở người

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Stanford đang phát triển những con chip từ nano độ nhạy rất cao, có thể phát hiện sớm những protein dấu hiệu sinh học (biomarker) cho thấy căn bệnh ung thư ở người. 

Nhờ chip rẻ tiền, Robot sẽ phổ biến như netbook

Hãng Fujisoft, Nhật Bản vừa ra mắt robot có khả năng cân bằng và di chuyển tuyệt vời nhờ vào CPU Intel Atom và hệ điều hành Linux Ubuntu.

Đến với giải đấu Robot toàn quốc Nhật Bản lần thứ 21 diễn ra từ ngày 20/12 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Nhật, hãng Fujisoft mang theo một người máy dạng người chiều cao 39,8 cm và chiều cao 1,56 kg.

Robot này cử động và đi lại khá linh hoạt nhờ có 20 bậc tự do (người máy ASIMO của Honda có 26 bậc tự do). Trong chế tạo robot, bậc tự do là khả năng di chuyển sang trái, phải, lên hoặc xuống.

Những bậc tự do này hoạt động giống các khớp người khiến robot có thể di chuyển cũng như có tính linh hoạt tối ưu. Người máy Fujisoft có 2 bậc tự do trên cổ, 3 trên mỗi cánh tay và 6 trên mỗi chân (ASIMO có 2 trên cổ, và 6 trên mỗi cánh tay và chân).