Sinh vật lạ xuất hiện sau mưa thiên thạch?
Một thứ chất dính, nhầy và lạ đã xuất hiện khắp khu bảo tồn tự nhiên Somerset cách Nga khoảng hơn 1.500km. Chất lạ bí ẩn này chỉ xuất hiện kể từ sau khi xảy ra cơn mưa thiên thạch kinh hoàng ở Nga cách đây vài ngày. Cả các du khách của khu bảo tồn và nhân viên làm việc ở đó đều miêu tả chất lỏng đặc và trơn ướt đó giống “như một thứ gì đang sống”.
Chất lỏng kỳ lạ nói trên đã xuất hiện khắp các vùng cỏ ở khu bảo tồn thiên nhiên Somerset, cách xa các vùng có nước. Chất lỏng nhầy đó có đường kính khoảng 10cm và tất cả đều có màu trong nhờ. Các nhân viên của khu bảo tồn thiên nhiên Somerset sẽ tiếp tục nghiên cứu về chất lạ xuất hiện sau mưa thiên thạch ở Nga trong vài ngày tới.
Người dân địa phương cho biết, theo ghi chép để lại trước đây, nơi này từng xuất hiện những chất lỏng nhầy trong nhờ kỳ lạ đó từ hồi thế kỷ 14. Trở lại thế kỷ 14, chất nhầy bí ẩn trên được cho là luôn xuất hiện sau một trận mưa thiên thạch. Người dân địa phương gọi chất lỏng bằng một loạt những cái tên “star jelly”, “astral jelly”, có nghĩa là chất lỏng từ các vì sao.
Chất dính tự làm sạch lấy ý tưởng từ đôi chân tắc kè
Các nhà nghiên cứu thuộc đại học California, Berkeley đang trong quá trình chế tạo chất dính tổng hợp mô phỏng khả năng của tắc kè, họ đang dần tiến những bước vững chắc. Sản phẩm mới nhất của họ là chất dính đầu tiên có thể tự làm sạch sau mỗi lần sử dụng mà không cần đến nước hay chất hóa học, rất giống với các sợi lông trên chân của tắc kè.
Ron Fearing, giáo sư ngành khoa học máy tính và kỹ thuật điện thuộc đại học California Berkeley kiêm chỉ đạo nhóm nghiên cứu chế tạo vật chất mới, cho biết: “Công nghệ mới đưa chúng tôi đến gần hơn với những con rôbot có thể hoạt động trên mọi địa hình. Trong tương lai chúng sẽ có thể đi trên tường hay trần nhà, trên mọi môi trường chứ không chỉ riêng mỗi tấm kính sạch”.
Quá trình nghiên cứu chế tạo chất dính được công bố trực tuyến trên tờ Langmuir – tạp chí do Hiệp hội hóa học Hoa Kỳ phát hành bao quát rất nhiều chủ đề, trong đó có cả đặc tính bề mặt, cấu trúc nano và vật liệu mô phỏng sinh học.
Đã nhiều năm qua các nhà khoa học vẫn luôn cố gắng phát triển vật liệu nhân tạo mô phỏng sợi lông chân giúp tắc kè treo ngược mình một cách dễ dàng. Nhóm nghiên cứu của Fearing vào đầu năm nay đã chế tạo được một loại chất dính khác mô phỏng khả năng của tắc kè nhờ sử dụng sợi polime siêu nhỏ có thể bám dính và gỡ ra dễ dàng từ các bề mặt sạch.
Nhưng các nhà khoa học cho biết việc tái tạo khả năng đi trên các bề mặt không sạch của tắc kè nhưng vẫn giữ được bàn chân đủ sạch để đi trên tường là rất khó khăn. Năm 2005, nghiên cứu do phó giáo sư sinh học Kellar Autumn thuộc Trường Lewis & Clark (Portland, Ore.) phối hợp chỉ đạo thực hiện với một trong các chuyên gia hàng đầu Hoa Kỳ về kỹ thuật mô phỏng đặc tính của tắc kè đã lần đầu tiên tiết lộ rằng tắc kè có thể giữ được đôi chân vừa dính vừa sạch là vì chúng thải chất bẩn trong mỗi bước đi.