Ngôi nhà thông minh điều khiển bằng ý nghĩ
Đưa tay bật đèn, điều khiển TV, lấy chìa khoá mở cửa… tất cả những việc đó sẽ trở thành quá khứ khi công nghệ giao diện máy tính-não (brain-computer interface, viết tắt BCI) đang thử nghiệm tại châu Âu cho phép người tiêu dùng thực hiện mọi việc hoàn toàn nhờ vào sự suy nghĩ.
Công nghệ này đã được trình diễn tại CeBIT ở Hannover vào tháng Ba cung cấp một phương cách mới để điều khiển các thiết bị điện tử kết nối với nhau chỉ thông qua sự suy nghĩ trong đầu óc của “chủ nhà”. Công nghệ ấy là cơ sở để thiết kế các ngôi nhà thông minh trong tương lai, giúp những người tàn tật chủ động trong cuộc sống của mình.
“Công nghệ BCI giúp ta bật đèn, chuyển kênh chiếc vô tuyến, mở đóng cửa bằng một động tác cực kỳ đơn giản: chỉ cần nghĩ về điều mình cần làm là đủ”. Ông Christoph Guger, Tổng giám đốc điều hành của Công ty kỹ thuật y khoa G.tec giải thích.
G.tec quy tụ một nhóm chuyên gia các trường ĐH và các Viện nghiên cứu thiết kế một ngôi nhà thông minh, với tư cách là một bộ phận của dự án Presenccia do EU tài trợ, nhằm liên kết công nghệ BCI của các nước thành viên EU thành một mạng thống nhất. Mục tiêu của G.tec – cũng là mục tiêu của mạng liên kết này – là một ngôi nhà với đầy đủ các chức năng đã được tạo ra trong hiên thực ảo. Nó gồm nhà bếp, phòng tắm, các phòng ngủ… cũng như mọi tiện nghi khác như bất cứ một ngôi nhà bình thường nào.
Các thiết bị ghi điện não đồ được dùng để kiểm tra hoạt động điện trong não của người sử dụng thông qua rất nhiều điện cực gắn trên chiếc mũ đội đầu. Sau một thời gian huấn luyện, hệ thống này đã nhận diện được những sơ đồ đặc trưng của hoạt động thần kinh hình thành khi họ nghĩ đên một hành động cụ thể nào đó và tiếp đó, hành động sẽ được thực hiện. Người ngoài có thể theo dõi thông qua hiện tượng này từ các tín hiệu nhấp nháy của ánh sáng hoặc sóng vô tuyến.
Giải phóng khả năng cho những người tàn tật
Hiện tượng dịch chuyển và điều khiển các đồ vật hoàn toàn dựa vào dòng điện của sự suy nghĩ đã tạo ra cho những người tàn tật các khả năng mới và khả năng đang được giải phóng. Nó giúp cho những người liệt (hoặc bị cụt) cả tứ chi sử dụng được các chi giả một cách chủ động, cho phép những người mà cuộc sống gắn liền với chiếc xe lăn có thể đi lại trong hiện thực ảo và điều này đã được chứng minh trong một cuộc trình diễn của các nhà nghiên cứu Presenccia.
Mel Slater, điều phối viên của dự án Presenccia cho biết “Môi trường mạng (ảo) có thể được sử dụng để huấn luyện cho những người tàn tật điều khiển chiếc xe lăn thông qua giao diện giữa bộ não và máy tính. Học trong hiện thực ảo sẽ an toàn hơn là học trong thế giới thực, vì trong thế giới thực những sai lầm có thể gây ra các tai nạn, để lại hậu quả trên cơ thể”.
Máy quét bộ não phát hiện tự kỷ trong 15 phút
Một nhóm các nhà khoa học Anh đã phát triển một máy quét não để phát hiện chứng tự kỷ. Máy đã được thử nghiệm trên người lớn và đạt kết quả chính xác 90%.
“Đạp phanh xe” bằng ý nghĩ
Khả năng ngăn chặn tai nạn sẽ tăng lên nếu các tài xế dừng xe bằng ý nghĩ thay vì dùng chân, các nhà khoa học Đức tuyên bố.
Thiết bị điện tử kết nối bộ não với máy vi tính
Giáo sư Todd Coleman, làm việc tại Khoa công nghệ sinh học tại Đại học California, San Diego, đã chứng minh rằng: thiết bị mỏng, linh hoạt, tiệp màu với màu da người, được gắn kết với các thành phần điện tử nhỏ, có khả năng thu nhận tín hiệu điện từ não bộ và cơ xương và có khả năng truyền tải những thông tin không dây tới một máy tính bên ngoài.
Xem lại giấc mơ thông qua video clip
Sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) và các mô hình giả lập trên máy tính, các nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học UC Berkeley Hoa Kỳ, đã thành công trong việc giải mã và tái hiện lại những hình ảnh được ghi nhận bởi bộ não của những khán giả, trong trường hợp này, đang được cho xem đoạn giới thiệu bộ phim của Hollywood.
Các nhà khoa học làm việc tại Đại học California, Berkeley Hoa Kỳ tin rằng: trong tương lai, thông qua việc kết hợp giữa kỹ thuật chụp não hiện đại và các mô phỏng trên máy tính, họ có thể tìm hiểu tâm trí của bệnh nhân đang hôn mê, và chuyển đổi những dữ liệu này thành đoạn video clip, hoặc giúp cho một người nào đó có thể xem lại giấc mơ của mình trên trang YouTube.
Dù rằng, hiện tại thì kỹ thuật này chỉ có thể giúp tái tạo lại đoạn video clip từ não bộ của những khán giả đã được cho xem phim trước đó. Tuy nhiên, đây thực sự là bước đột phá mở đường cho việc tái tạo những dữ liệu hình ảnh bên trong đầu chúng ta, chẳng hạn như những giấc mơ và những kỷ niệm của riêng bản thân ta mà chưa từng có ai nhìn thấy, thành những đoạn video clip thật sự, theo các nhà nghiên cứu.
Chơi game bằng ý nghĩ
Các nhà khoa học Anh dạy khỉ các điều khiển cánh tay của một nhân vật trên máy tính bằng ý nghĩ của chúng, một đột phá khoa học có thể hữu ích với người tàn tật.
Chơi game bằng ý nghĩ
Các nhà khoa học Anh dạy khỉ các điều khiển cánh tay của một nhân vật trên máy tính bằng ý nghĩ của chúng, một đột phá khoa học có thể hữu ích với người tàn tật.
Đọc giấc mơ bằng… máy quét
Thế giới bí ẩn của những giấc mơ sẽ sớm bị phá vỡ khi các nhà thần kinh học tìm ra phương pháp đọc được giấc mơ trong lúc bạn vẫn ngủ say.
Não sắc bén nhờ nghĩ vẩn vơ
Thường phát hiện bản thân hay suy nghĩ lan man trong lúc làm việc? Tin mừng, bởi đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang sở hữu một trí nhớ khá tốt.
Chân giả có cảm giác như chân thật đầu tiên trên thế giới
Woffgang Rangger, bệnh nhân người Áo bị cụt chân được lắp chân giả chứa thiết bị cảm biến siêu nhỏ, gửi tần số lên não mỗi khi bước đi khiến anh có cảm giác như thật.