Nhật Bản tung ra thị trường “Người máy gia đình Roborior”
Ngày 28/9, công ty chuyên về các loại người máy của Nhật Bản đã cho bán rộng rãi một loại robot mà họ gọi là “Người máy gia đình Roborior”. Nhờ chú robot này mà dù ở xa, chủ của nó vẫn có thể nhìn thấy mọi vật trong nhà mình.
Roborior được bán với giá khoảng 2.600 USD tại 5 địa điểm trên khắp nước Nhật. Người máy này có thể chuyển động về mọi hướng và nháy sáng khi nhận được mệnh lệnh đơn giản từ một chiếc điện thoại di động. Bề ngoài của nó cũng rất đáng yêu và có thể trở thành vật trang trí trong nhà. Tuy nhiên, mục đích chính của Roborior là đóng vai trò một chiếc điện thoại di động có gắn camera cho phép bạn có thể nhìn những gì nó trông thấy dù bạn đang ở bất cứ nơi nào.
Youichi Takamoto – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tmsuk nói: “Người máy này có thể nhìn thấy mọi vật thể trong bán kính 5 mét hoặc nhìn thẳng ở tầm 10 mét. Ngay khi có tiếng động bất thường hoặc khi mà có kẻ lạ đột nhập vào nhà, người máy sẽ ngay lập tức liên lạc tới điện thoại di động của bạn”.
Temzack cho biết, họ đã nhận được vô số đơn đặt hàng. Khách hàng chủ yếu là các bác sĩ có phòng khám tư ở xa nhà hoặc những gia đình có trẻ em hoặc vật nuôi hay phải ở nhà một mình. Tuy nhiên, Roborior có một nhược điểm nhỏ là pin của nó không được khoẻ. Nếu bạn bắt nó chuyển động liên tục, pin sẽ hết trong vòng 1 giờ đồng hồ
Chip mô phỏng não người
Để tăng bộ nhớ điện thoại di động (ĐTDĐ), người ta luôn phải thiết kế những con chip khá cồng kềnh và kết quả là thân hình chiếc ĐTDĐ cũng buộc phải phình ra theo.
Robot lưu giữ nhật ký
Hãng Sony vừa trình làng phiên bản chó robot Aibo mới nhất, có thể trao đổi nhật ký với người chủ.
Với giá chào bán 1.720 USD, robot Aibo ERS-7M3 này có chức năng ghi lại các sự kiện hằng ngày, chơi bóng cũng như gửi tin nhắn đến máy tính của chủ. Chủ nhân cũng có thể viết tin nhắn gửi lại robot. Chú chó robot thông minh này có thể phát ra 1.000 tiếng, nhiều hơn gấp 5 lần so với các mẫu robot trước đây và đọc được tin tức gửi đến nó thông qua Internet. Ngoài ra, robot còn có thể chụp hình bằng chiếc máy nhỏ được gắn trên chóp mũi của nó.
Bê tông nhẹ nổi trên mặt nước
Những chuyên gia, kỹ sư thuộc Công ty đầu tư phát triển nhà và KCN Đồng Tháp (Hidico Đồng Tháp) đã nghiên cứu thành công, phát minh ra công nghệ mới sản xuất sản phẩm bê tông nhẹ nổi trên mặt nước.
Sản phẩm “Bê tông nhẹ nổi trên mặt nước” đã được trao giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2005, Cúp vàng thương hiệu ngành xây dựng năm 2005 và Huy chương vàng chất lượng sản phẩm 2005. Bằng các trang thiết bị cơ khí tự tạo tại Hidico Đồng Tháp, sản phẩm bê tông nhẹ nổi trên mặt nước được sản xuất từ các nguyên vật liệu sẵn có ở Việt Nam như xi măng poóclăng, cát, nước, phế thải từ sản xuất nông nghiệp (xơ dừa, rơm, rạ), từ sản xuất tiểu thủ công (gốm, sứ). Hiện Nhà máy bê tông nhẹ Hidico ở KCN Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp đang sản xuất 2 sản phẩm là BTN T1 và BTN T2. Ông Nguyễn Tấn Ngân, Giám đốc Công ty Hidico Đồng Tháp cho biết, công nghệ sản xuất bê tông nhẹ chẳng những rất mới ở Việt Nam mà còn mới ở trên thế giới, do đó đã được LB Nga cấp bằng phát minh sáng chế số 2235082 ngày 27-8-2004 và được bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới. Sản phẩm này có thể thay thế gạch đất nung, bê tông thường và các vật liệu xây tường bao che, vách ngăn, vật liệu làm sàn truyền thống trước đây và sử dụng để xây dựng các công trình nhà cao và thấp tầng ở tất cả các tỉnh, thành Việt Nam.
Do bê tông nổi trên mặt nước vừa là công nghệ mới vừa là sản phẩm mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam nên Công ty Hidico Đồng Tháp cùng với Viện Vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng đã soạn thảo hai tiêu chuẩn mới trình Bộ Xây dựng: TCXD Việt Nam 316 2004 và TCXDViệt Nam 317 2004 “Block bê tông nhẹ yêu cầu kỹ thuật” và “Block bê tông nhẹ phương pháp thử”. Ngày 10-6-2004, Bộ xây dưng đã ra quyết định ban hành hai tiêu chuẩn mới này.
Theo đánh giá của chuyên gia ở Viện Vật liệu xây dựng Bộ Xây dựng, sản phẩm bê tông nhẹ nổi trên mặt nước mang lại hiệu quả rất lớn về mặt KT-XH, cụ thể: BTN T1 và BTN T2 hoàn toàn có thể thay thế các loại vật liệu xây dựng cổ truyền như gạch đất nung, bê tông thường, tre, gỗ, không làm giảm diện tích đất trồng trọt như công nghệ sản xuất gạch đất nung, làm sạch môi trường do tận dụng được nguồn phế thải từ sản xuất công nông nghiệp.
Do công nghệ sản xuất bê tông nhẹ nổi trên mặt nước mang tính cơ giới hóa cao nên năng suất lao động tăng gấp 20 lần so với sản xuất gạch đất nung bằng lò tuynel. Sản phẩm bê tông nhẹ nổi trên mặt nước được công nhận là loại vật liệu xây dựng tiên tiến, vừa nhẹ, chỉ bằng 1/2 gạch đất nung và bằng 1/3 bê tông thường, bền theo thời gian, bền như bê tông thường, bền trong mọi điều kiện thời tiết, vừa không gây ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ phù hợp với thu nhập của đa số người dân. Sản phẩm này không chỉ thích hợp cho các công trình trên nền đất yếu mà còn rất thích hợp để xây nhà cao tầng và thấp tầng ở Việt Nam.
Đặc biệt, công nghệ sản xuất sản phẩm bê tông nhẹ nổi trên mặt nước mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho xã hội. Nếu so sánh với nhà máy sản xuất gạch tuynel cùng công suất thì nhà máy sản xuất bê tông nhẹ nổi trên mặt nước sẽ giảm được 75% kinh phí đầu tư cho một nhà máy, giảm 80% diện tích đất cho mặt bằng sản xuất và giảm 99% năng lượng cho sản xuất.
Đối với chủ đầu tư các công trình xây dựng, sử dụng sản phẩm bê tông nhẹ nổi trên mặt nước sẽ giảm được 30% tổng tải trọng truyền xuống móng công trình dẫn đến giảm chi phí gia cố nền móng, tiết kiệm được năng lượng điều hòa không khí cho nhà ở và các công trình công nghiệp do BTN T1 và BTN T2 cách âm, cách nhiệt tốt hơn so với gạch đất nung và bê tông thường, sử dụng sản phẩm BTN sẽ giảm giá thành xây dựng từ 5-7% đối với nhà từ 3-5 tầng và giảm hơn 7% đối với nhà từ 6 tầng trở lên.
Đối với các nhà thầu xây dựng sử dụng bê tông nhẹ thay thế cho gạch đất nung sẽ giảm được 70% vữa xây, tăng 150% năng suất lao động của thợ xây và giảm được 50% chi phí vận chuyển so với gạch đất nung và chi phí vận chuyển chỉ bằng 70% so với bê tông thường.
Chính vì mang lại hiệu quả kinh tế rất cao nên vừa ra đời mới chỉ gần hai năm, sản phẩm này đã được sử dụng để xây dựng 9 công trình lớn ở ĐBSCL và nhiều khu vực nhà ở cho dân vùng lũ. Hiện giá bán tại nhà máy ở KCN Sa Đéc Đồng Tháp là từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng/m3, tùy theo tính năng và yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Miếng lót cốc thông minh
Các nhà khoa học Đức mới sáng chế ra một tấm bìa lót điện tử có thể gọi người phục vụ đổ thêm bia khi vại bia đã hết.
Hai nhà khoa học Andreas Butz tại Đại học Munich và Michael Schmitz, Đại học Saarland, cho biết ở dưới bề mặt miếng lót có một tấm kim loại mỏng gắn các cảm biến phản ứng với sức nặng của cốc bia cùng vị trí và sự di chuyển của miếng lót cốc. Bộ cảm ứng sẽ truyền thông tin qua sóng radio tới quầy bar, tại đó tín hiệu được nhận và giải mã bằng một máy tính.
Khách hàng có thể gọi khẩn trương bằng cách đập đập miếng lót và gọi nhiều bia hơn bằng một sấp tấm lót thể hiện số cốc cần gọi.
Các nhà sáng chế cho biết miếng lót thông minh còn có nhiều khả năng hơn thế. Nó có thể được sử dụng để đánh giá màn trình diễn của một người hát karaoke hay cho ý kiến về quyết định của trọng tài trong một trận đấu thể thao trên màn hình tivi.
Một ý kiến ủng hộ sẽ được ghi lại bằng cách giơ cốc lên khiến bộ cảm ứng di chuyển. Ý kiến phản đối sẽ được ghi nhận bằng cách giơ cốc lên rồi lật ngược miếng lót và đặt cốc lên tấm kim loại, gây ra sự chuyển động kép của bộ cảm ứng.
M.T. (theo Ananova)
Nhật phát minh thiết bị giao tiếp cho người bị liệt
Thiết bị có dạng một tấm băng quấn vào đầu giúp bệnh nhân bị liệt nặng, mất hoàn toàn khả năng vận động, thậm chí cả những người không còn khả năng nháy mắt vẫn có thể giao tiếp được.
Tấm băng quấn đầu hoạt động bằng cách đo một chức năng mà bệnh nhân vẫn có khả năng kiểm soát – như là lượng máu chảy vào não.
Trong các thí nghiệm, thiết bị này cho phép các bệnh nhân làm dấu là có hoặc không đối với một câu hỏi với độ chính xác 80%.
Tên của thiết bị kokorogatari dịch sang tiếng Việt là nói chuyện bằng não. Nó được Cty điện tử Hitachi chế tạo. Kokorogatari được thiết kế để trợ giúp những người có các tế bào thần kinh di chuyển bị phá huỷ.
Bệnh này cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới mọi cơ di chuyển, làm bệnh nhân không thể di chuyển được, thậm chí không nháy mắt được.
Nếu bệnh nhân muốn nói có đối với một câu hỏi, họ có thể điều khiển máu chảy tới nửa trước của não.
Để làm được việc này, bệnh nhân có thể làm một phép tính trong đầu hoặc cố nhớ lời một bài hát.
Ngược lại, khi muốn nói không, họ chỉ cần thoải mái, không suy nghĩ để lượng máu chảy không thay đổi.
Tấm băng đầu có khả năng đo lượng máu chảy vào não rồi dịch ra câu trả lời trong vòng nửa phút.
Thiết bị phát hiện chất nổ cực nhỏ
Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa chế tạo một thiết bị có thể chống lại khủng bố: nó có thể phát hiện các mẩu chất nổ có kích thước chỉ vài nanogram.
R. Graham Cooks, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Trường ĐH Purdue cho biết thiết bị dựa vào các công nghệ tiên tiến này có thể dùng để đảm bảo an ninh tại các khu vực công cộng trên khắp thế giới.
“Trong khoảng thời gian một hơi thở của con người, thiết bị này có thể “ngửi” bề mặt của một mẩu trên hành lý và xác định được liệu có hay không các chất nguy hiểm bên trong, dựa vào các hóa chất còn dư mà bàn tay của kẻ đặt chất nổ để lại khi chạm vào hành lý”, Cooks nói.
Theo nhóm nghiên cứu, thiết bị này rất hữu ích trong việc khám xét các hành lý có dấu hiệu đáng nghi tại các sân bay, nhà ga và các nơi khác đã từng xảy ra sự cố trước đây. Do công nghệ này có thể hoạt động trên nhiều bề mặt khác như da và quần áo, nó cũng có thể giúp xác định một người nào đó có mang hóa chất bên mình hay không.
KIM NHUNG (Theo Physorg, UPI)
Loại giày mới có khả năng dò mìn
Một loại giày có sáu “chân” nhằm bảo vệ người mang khỏi bị vướng mìn đã được Đại học Kỹ thuật Nanyang (NTU), Singapore, chế tạo.
Thiết bị này được chế tạo cho vừa bàn chân người mang, có khả năng dò tìm mìn và tránh kích nổ chúng, theo giáo sư trợ giảng Franz Konstantin Fuss, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chế tạo Y sinh học, và Adin Tan Ming, người cùng tham gia dự án.
Fuss nói: ”Chúng tôi hi vọng ý tưởng này có thể dẫn đến việc tạo ra một thế hệ giày mới có khả năng bảo vệ bàn chân và mạng sống của những người sống tại những nơi có mìn còn sót lại”.
Mỗi “chân” của “Mine Shoe” (giày mìn) có các máy dò nhằm phát hiện mìn được chôn giấu. Khi có tín hiệu, chân co lên trong tích tắc để tránh kích nổ mìn.
Gần 80 nước trên thế giới hiện đang còn mìn sát thương chôn giấu dưới đất. Chúng gây ra một vấn đề lớn tại Afghanistan, Campuchia, Nam Tư cũ, Angola, Mozambique và các nước khác.
Các tổ chức phá mìn ước lượng cứ 22 phút thì có 1 người bị thiệt mạng vì mìn sát thương ở một nơi nào đó trên thế giới.
Q.HƯƠNG (News24)
Tivi chịu mọi thời tiết
Tivi chịu mọi thời tiết
Bay trên E 280
Đó là cảm giác khi ngồi trên chiếc xe Mercedes – Benz E280 do Công ty liên doanh Mercedes – Benz Việt Nam (MBV) giới thiệu trong buổi ra mắt Sản phẩm mới tại Hà Nội ngày 1/10… Mercedes – Benz E280 được trang bị hệ thống cửa sổ trời Panorama. Toàn bộ trần xe […]