Robot siêu nhỏ dùng cho phẫu thuật
Những loại sơn công nghệ cao của tương lai
Một loại sơn dành cho ôtô có thể đổi màu hoặc phát sáng vào lúc chạng vạng tối hay trong khói mù đang được phát triển trong các phòng thí nghiệm tại Đức.
Máy phát hiện gas rò rỉ của Việt Nam
Lần đầu tiên, một thiết bị đo nồng độ khí gas hoá lỏng với bộ cảm biến do Việt Nam sản xuất đã ra đời. Thiết bị mang tên Liquefied Petroleum Gas-meter – LPG, là sản phẩm của Viện Khoa học Vật liệu, do tiến sĩ Nguyễn Ngọc Toàn làm chủ công trình.
Chăn cừu bằng hệ thống điện tử
Đàn cừu có thể tự quyết định khi nào thì được ăn, được uống, được cân và biến thành món cừu nướng trong ngày hôm sau, với một hệ thống quản lý chuồng chại mới đang được phát triển ở Australia.
Hệ thống sẽ tạo ra những con cừu vui vẻ hơn và tiết kiệm thời gian hơn cho người nông dân hơn khi họ điều khiển các chuồng cừu của mình từ xa thông qua một máy vi tính cá nhân.
Giám đốc dự án Bill Murray tại công ty Australian Sheep Industry cho biết: “Trong tương lai các con vật sẽ không biết là chúng đang bị điều khiển mà chỉ như thực hiện công việc thường ngày của mình”.
Hệ thống hoạt động bằng pin mặt trời và gồm nhiều thành phần như các thẻ điện tử, một hệ thống sân bãi tự động, một gói phần mềm và modem kết nối.
“Bạn có thể ở Sydney và nhìn thấy các con vật của mình đang làm gì trong trang trại và lập trình trước để phân loại chúng”.
Tại bãi thả, hệ thống sẽ phân loại các con cừu theo từng dãy. Máy đọc thẻ sẽ nhận diện từng con bằng thẻ điện tử đeo trên tai khi chúng đi qua và tự động lấy cân nặng của chúng. “Các con cừu đi qua để uống nước nhưng qua đó chúng ta có thể biết được danh tính từng con, cân nặng và thời gian”, Murray nói.
Hệ thống cũng sẽ có nhiều cổng được lập trình để chọn từng con cừu khi chúng sẵn sàng đưa ra chợ hay cần phải vỗ béo.
“Nếu chúng ta muốn con vật có cân nặng nhất định, hệ thống sẽ nói đây chính là con đó, con vật sẽ đi ra bên cạnh và chúng ta mang nó đi. Còn hệ thống nói con vật cần ăn thêm, nó sẽ mở cửa, con vật được ăn gì đó rồi lại quay về”.
Các bộ cảm biến sẽ phát hiện khi khay nước hết và thông báo cho người chủ. Một chiếc mũi điện tử sẽ đánh hơi từng con vật khi chúng bị ruồi bâu và phun rửa sạch sẽ.
Murray cho rằng trang trại cừu điện tử sẽ giúp giảm chi phí và sức lao động cho người nông dân, nhưng cũng không đẩy các con chó chăn cừu vào tình trạng thất nghiệp.
Túi xách tay phát sáng
Từ lâu những gì bên trong một túi xách của phụ nữ vẫn luôn là điều bí ẩn với người ngoài, thậm chí là với cả chủ nhân của nó, nhưng nay một thiết kế mới đã cho phép toả sáng chốn huyền bí này.
Một chiếc túi xách chạy bằng năng lượng mặt trời do một sinh viên Đại học Brunel thiết kế hứa hẹn sẽ giúp người chủ tìm kiếm chìa khoá và các vật dụng khác ở dưới đáy một cách dễ dàng hơn.
Chiếc túi mang tên Sun Trap sử dụng một tấm pin mặt trời gắn bên ngoài để nạp năng lượng từ ánh nắng. Năng lượng sẽ truyền vào một quả pin ở bên trong để phát sáng một vạch dài dưới đáy túi. Vạch này được làm bằng vật liệu phát quang điện tử tương tự như trong điện thoại di động, và sẽ toả sáng khi khóa túi được kéo ra. Ánh sáng sẽ ngắt khi khoá túi được kéo lại hoặc tự động tắt sau 15 giây nếu túi vô tình để mở.
Một chức năng thứ hai của chiếc pin di động là hoạt động như một máy sạc cấp tốc cho điện thoại di động và các thiết bị không dây khác.
“Tôi nghĩ ra việc thiết kế túi xách tay Sun Trap sau khi thấy nhiều người bạn mình cuống cuồng lục túi tìm chìa khoá nhà, thường là ở trong bóng tối. Tôi cũng nhận thấy mọi người thường dùng điện thoại di động như đèn pin để soi bên trong chiếc túi, vì vậy tôi đã nảy ra ý tưởng phát sáng túi xách tay”, Kilfidder cho biết.
Thiết kế của Kilfidder đã giành được giải thưởng tại Đại học Brunel trong cuộc thi nhằm tìm kiếm thế hệ doanh nhân mới. Trung tâm doanh nghiệp Brunel đang giúp cô xin bằng sáng chế và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường.
M.T. (theo BBC)
Công nghệ mới sản xuất cát nhân tạo
Máy nghiền rôto trục đứng sử dụng công nghệ “Gối đệm không khí” do Nga chế tạo có thể có thể nghiền đá thành cát, tạo ra những hạt cát nhỏ hơn 5mm và có kích thước đồng đều…
Nhật phát minh máy ‘nói bằng suy nghĩ’
Kim tiêm không gây đau đớn
Máy nội soi nhỏ nhất thế giới
Tập đoàn Olympus (Nhật Bản) vừa cho ra mắt chiếc máy nội soi y tế nhỏ nhất thế giới. Với đường kính của đầu ống nội soi chỉ 3,2 mm, mỏng hơn loại ống nhỏ nhất hiện nay tới 0,7 mm, sản phẩm mới giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát những nơi “xa xôi hẻo lánh” nhất trong ống tai, họng và hốc mũi trẻ em.
I-UNIT: Xe hơi ý tưởng
Sau sự xuất hiện của người máy ASIMO vừa qua, ngày 14/9/2005 tới tại Nhà thi đấu Trịnh Hòai Đức, (12 Trịnh Hoài Đức, quận Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra một sự kiện đặc biệt với những ai quan tâm đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật thế giới. Đó là việc “trình làng” chiếc “xe hơi ý tưởng” mang tên I-UNIT.
I-UNIT là chiếc xe ý tưởng dành cho cá nhân, chỉ có một chỗ ngồi. Chiếc xe vừa có dáng lượn cong,mềm mại gợi hình một chiếc lá đang rơi, lại vừa có sự vững chãi, dũng mãnh của một chú bọ cánh cứng, đã được công nghệ hiện đại tạo hình, gợi cho người nhìn cảm giác cân bằng và yên tâm.
Mô phỏng thiên nhiên không đơn giản là một ngẫu hứng khi sáng tạo I-UNIT mà là một thông điệp mang nhiều ngụ ý về sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên.Tính hài hòa toát ra từ hình dáng, thiết kế đến năng lượng mà chiếc xe sử dụng. Chất liệu sơn và xi mạ bên ngoài là một loại chất phũ không gây tác hại cho môi trường. Trong tương lai, I-UNIT sẽ được vận hành với nguồn năng lượng nhân tạo, thân thiện với môi trường.