Phát triển phần cứng phục vụ cho việc tăng tốc trí tuệ nhân tạo
Công ty AIseek của Israel dự định đưa ra một card làm nhiệm vụ tăng tốc cho trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI).
Công ty này cho rằng có thể giải phóng các tác vụ xử lý AI khỏi CPU bằng một chip xử lý được thiết kế riêng và gọi là bộ xử lý Intia. Bộ xử lý này đem tới khả năng tăng tốc từ phần cứng cho việc tìm đường, giả lập cảm quan và chức năng phân tích địa hình – những gì hiện vẫn do CPU đảm nhận và theo như AIseek thì chiếm không ít tài nguyên của máy tính. Công ty cũng khẳng định bộ xử lý Intia có thể thực hiện các tác vụ AI nhanh hơn CPU từ 100-200 lần.
Những trò chơi theo dạng chiến thuật thời gian thực (Real-time strategy), nhập vai (role-playing game – RPG), và bắn súng góc nhìn người thứ nhất (First-person shooter – FPS) sẽ nhận được những lợi ích từ thiết bị này đầu tiên.
Chưa rõ cho tới khi nào thì bộ tăng tốc AI của AIseek sẽ xuất hiện tại các của hàng hay nhận được sự hỗ trợ từ các nhà phát triển, mặc dù có vẻ như đó là một tương lai không xa lắm.
HOÀNG TÙNG
Phát triển phần cứng phục vụ cho việc tăng tốc trí tuệ nhân tạo
Công ty AIseek của Israel dự định đưa ra một card làm nhiệm vụ tăng tốc cho trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI).
Công ty này cho rằng có thể giải phóng các tác vụ xử lý AI khỏi CPU bằng một chip xử lý được thiết kế riêng và gọi là bộ xử lý Intia. Bộ xử lý này đem tới khả năng tăng tốc từ phần cứng cho việc tìm đường, giả lập cảm quan và chức năng phân tích địa hình – những gì hiện vẫn do CPU đảm nhận và theo như AIseek thì chiếm không ít tài nguyên của máy tính. Công ty cũng khẳng định bộ xử lý Intia có thể thực hiện các tác vụ AI nhanh hơn CPU từ 100-200 lần.
Những trò chơi theo dạng chiến thuật thời gian thực (Real-time strategy), nhập vai (role-playing game – RPG), và bắn súng góc nhìn người thứ nhất (First-person shooter – FPS) sẽ nhận được những lợi ích từ thiết bị này đầu tiên.
Chưa rõ cho tới khi nào thì bộ tăng tốc AI của AIseek sẽ xuất hiện tại các của hàng hay nhận được sự hỗ trợ từ các nhà phát triển, mặc dù có vẻ như đó là một tương lai không xa lắm.
HOÀNG TÙNG
Chiếc bẫy để tìm kiếm trí tuệ nhân tạo
Các nhà thiên văn đang rất quan tâm đến việc tìm kiếm nền văn minh ngoài Trái đất và kiên trì nghiên cứu những tín hiệu có thể xuất phát từ trí tuệ nhân tạo.
Phi thuyền tương lai sẽ có trí tuệ riêng
Cơ quan Vũ trụ châu Âu và các nhà khoa học Anh đang khởi động dự án chế tạo phi thuyền có khả năng suy luận để chúng tự ra quyết định trong các chuyến thám hiểm không gian.
(Ảnh minh họa)
Cha đẻ ngôn ngữ lập trình nhận dạng giọng nói qua đời
John McCarthy, cha đẻ của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và ngôn ngữ lập trình nhận dạng giọng nói đã qua đời ở tuổi 84, ĐH Stanford, nơi GS làm việc đã thông báo về sự ra đi của ông hôm 24/10.
John McCarthy được coi là người đặt nền móng cho công nghệ trí tuệ nhân tạo từ năm 1955. Ông nói: “Mọi khía cạnh học hỏi hay bất kỳ đặc tính thông minh đều có thể được máy tính mô phỏng chính xác”.
Video: Robot “xanh” biết soi gương
Robot Qbo được chế tạo bởi nhà thiết kế người Tây Ban Nha Francisco Paz thuộc Công ty Robot Thecorpora. Robot Qbo có hai màu chủ đạo: xanh lá cây và trắng. Do khuôn mặt robot Qbo màu xanh nên các nhà khoa học gọi nó là robot “xanh”.
Video: Robot “xanh” biết soi gương
Robot Qbo được chế tạo bởi nhà thiết kế người Tây Ban Nha Francisco Paz thuộc Công ty Robot Thecorpora. Robot Qbo có hai màu chủ đạo: xanh lá cây và trắng. Do khuôn mặt robot Qbo màu xanh nên các nhà khoa học gọi nó là robot “xanh”.
Máy tính chỉ thông minh bằng trẻ 4 tuổi?
(khoahoc.tv) – Các nhà nghiên cứu trí tuệ tự nhiên và nhân tạo thuộc trường đại học Illinois tại Chicago (viết tắt là trường đại học UIC) đã từng kiểm tra IQ của các hệ thống trí tuệ nhân tạo hàng đầu nhằm đánh giá xem những hệ thống này thực sự “thông minh” đến mức độ nào.
Siêu máy tính vượt qua bài kiểm tra Turing Test
Một số bài kiểm tra đã được thực hiện ngày hôm nay tại Hội Hoàng gia ở London với một máy tính nhằm thuyết phục con người lần đầu tiên rằng nó cũng là một con người sống. Điều này có nghĩa là một chương trình độc lập đầu tiên vượt qua bài kiểm tra Turing Test nổi tiếng.
Nhà lập trình máy tính đầu tiên trên thế giới
Ada Lovelace, một nhà khoa học nữ người Anh đáng chú ý, thường được coi là lập trình viên đầu tiên trên thế giới.